Văn phòng: Phòng 422 - Nhà C1
Điện thoại: 024 3868 0109
 

Bộ môn Hóa Lý được thành lập ngày 2 năm 1958. Trải qua hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, hiện nay bộ môn Hoá lý đã và đang phát huy được những truyền thống quý báu của các thế hệ đi trước trong giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hiện nay (2021), Bộ môn Hoá lý có tổng cộng 14 cán bộ, trong đó có 13 tiến sỹ và 1 thạc sỹ. Các thầy cô có bằng tiến sỹ được đào tạo ở Hà Lan, Pháp, Nhật, Áo, Mỹ và Việt nam. Bộ môn Hoá lý có chức năng chính là đào tạo sinh viên thuộc chương trình Hoá học, kỹ thuật Hoá học, kỹ sư Hoá lý…, ngoài ra, có chức năng đào tạo cao học ngành Hóa học, Kỹ thuật Hóa học, và nghiên cứu sinh ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý

Bộ môn Hoá lý đã và đang có nhiều hợp tác với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở trong nước, ngoài hợp tác với bộ môn Hoá lý của hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, bộ môn còn có hợp tác với Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hoá học trực thuộc Viện Hàn Lâm và Khoa học công nghệ quốc gia (VAST), trường Đại học Việt Pháp (USTH), Trung tâm nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (CETASD) - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và các trường đại học nước ngoài như Đại học Nagaoka (Nhật Bản), Đại học Kyoto (Nhật Bản), Đại học Paris 7 và Paris 11 (Cộng hoà Pháp), Viện nghiên cứu cao su của Malaysia…, NCTU Taiwan. Hàng năm, các thầy cô cũng có rất nhiều các công trình công bố trên các tạp chí quốc gia và quốc tế có uy tín (ISI và SCOPUS) đồng thời cũng có nhiều bài báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành như hội nghị xúc tác hấp phụ, hội nghị AWPP, hội nghị ASAM, hội nghị Analytica…

Hiện nay (2021), Bộ môn Hoá lý đã và đang thực hiện 06 Đề tài Nafosted (04 đề tài đã nghiệm thu, 02 đề tài đang triển khai), 03 Đề tài cấp bộ (đã nghiệm thu), và nhiều đề tài cơ sở khác.

Nghiên cứu Khoa học


  • Vật liệu nano, vật liệu plasmonic, vật liệu lai vô cơ-hữu cơ ứng dụng trong: cảm biến trong y sinh, xử lý môi trường, chuyển hóa năng lượng.
  • Vật liệu cao su, polyme composite có tính năng cao.
  • Vật liệu cellulose composite biến tính.
  • Hiệu ứng tán xạ Raman tăng cường bề mặt
  • Tinh chế và sử dụng tinh dầu thiên nhiên.
  • Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng bằng phương pháp tính toán hoá học lượng tử.
  • Hóa học tính toán (sử dụng phương pháp DFT và WFT), ứng dụng trong nghiên cứu Cơ chế của các phản ứng hóa học xảy ra trong pha khí, lỏng, rắn.
  • Nghiên cứu các phức kim loại chuyển tiếp bằng lý thuyết lượng tử và thực nghiệm: Tổng hợp, cấu trúc, đặc trưng tính chất.
  • Xử lý nước bề mặt và nước thải, xây dựng mô hình quản lý môi trường
  • Xúc tác phức đồng thể và dị thể hoá xúc tác đồng thể ứng dụng trong phản ứng quang hoá.
  • Ứng dụng chất lỏng ion làm dung môi trong các phản ứng trao đổi spin.
  • Công nghê vi cơ điện tử MEMs, NEMs, microfluidic chip.

Đào tạo

Các chuyên ngành đào tạo tại bộ môn:

  • Đại học: Kỹ thuật Hóa học, Hóa học, định hướng Hóa lý.
  • Cao học: Kỹ thuật Hóa học, Hóa học, Hóa lý thuyết - Hóa lý; Chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sỹ khoa học
  • Tiến sỹ: Hóa lý thuyết - Hóa lý

Các môn học Bộ môn phụ trách:

Đào tạo đại học

  • Hóa lý cho ngành Kỹ thuật Hóa học: Hóa lý 1 (CH3051); Hóa lý 2 (CH3061)
  • Hóa lý cho ngành Hóa học: Hóa lý 1 (CH3042); Hóa lý 2 (CH3061)
  • Hóa lý cho ngành Kỹ thuật Thực phẩm và Kỹ thuật Sinh học, CH3081
  • Hóa lý cho ngành Kỹ thuật Môi trường và ngành CN dệt may và thời trang (CH3071).
  • Hóa lý cho ngành CN In và Truyền thông (CH3008)
  • Thí nghiệm Hóa lý: CH3052; CH3062; CH3082; CH3072; CH3007
  • Các phương pháp xử lý nước thải CH4328
  • Hóa học các chất hoạt động bề mặt CH4338
  • Các phương pháp vật lý và hóa lý nghiên cứu cấu tạo chất CH4332
  • Ứng dụng tin học trong hóa học CH4340
  • Thực hành ứng dụng tin học trong hóa học CH4341
  • Hóa keo CH4800
  • Kỹ thuật xúc tác CH4801
  • Quá trình điện hóa CH4330
  • Hóa học chất rắn CH5450
  • Kỹ thuật hấp phụ và ứng dụng
  • Ứng dụng các chất hoạt động bề mặt CH5462
  • Công nghệ hóa học trong chuyển hóa và tích trữ năng lượng CH5463.
  • Nhập môn kỹ thuật hóa học
  • Thực tập nhập môn, thực tập kỹ thuật, thực tập công nghiệp, thực tập cuối khóa,…
Đào tạo sau đại học
  • Hóa lý bề mặt CH6021
  • Động học và xúc tác CH6031
  • Các phương pháp hóa học lượng tử CH6703
  • Hóa học vật liệu mềm CH6704
  • Các phương pháp hóa lý bề mặt xử lý nước thải và nước nhiễm bẩn CH6241
  • Các phản ứng xúc tác trong công nghệ mới và bảo vệ môi trường CH6251
  • Hóa học trong năng lượng tái tạo và tích trữ năng lượng CH6709

Cán bộ - Giảng viên

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Tuệ

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Tuệ

Phó Giám đốc TT đào tạo liên tục
PGS. TS. Nghiêm Thị Thương

PGS. TS. Nghiêm Thị Thương

Phó GĐ TT Hóa dầu