TS. Nguyễn Đức Trung

Địa chỉ: 422- toà nhà C1- trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ORCID scholar publon

Tiến sĩ Nguyễn Đức Trung, tốt nghiệp Cử nhân Hóa học tại Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN năm 2013. Sau đó làm nghiên cứu sinh và nhận bằng Tíến Sĩ chuyên ngành Hóa Lý năm 2019 tại trường Đại học Arizona (Arizona State University), Hoa Kỳ. TS Nguyễn Đức Trung công tác tại Bộ môn Hóa Lý từ 12/2019. 

Nghiên cứu của TS tập trung vào tìm hiểu cấu trúc phân tử các phức chất và vật liệu tiên tiến của kim loại chuyển tiếp nhằm hỗ trợ cho các hướng nghiên cứu ứng dụng trong sinh học, môi trường và năng lượng. Hướng tiếp cận kết hợp giữa lý thuyết tính toán và thực nghiệm tổng hợp phức chất. Kiến thức này sẽ đóng góp vào các quá trình công nghiệp xử lý môi trường như khử độc nguồn nước, lọc tách, v..v..

Thông tin về đào tạo, giảng dạy

            Đào tạo

  • Tháng 8/2014 – 5/2019: Trường Khoa học phân tử (School of Molecular Sciences) - Đại học Arizona (Arizona State University), Tiến sĩ chuyên ngành Hoá học
  • Tháng 8/2008- 5/2013: Khoa Hóa học- Đại học Khoa học Tự Nhiên- ĐHQG Hà Nội, Cử nhân Hoá học, Chuyên ngành: Hoá Lý

            Giảng dạy

  • Học phần thí nghiệm Hoá Lý: CH3052, CH3062, CH3082, CH3007, CH3007E
  • Học phần CH2020: “Technical writing and presentation”

Các hướng nghiên cứu chính

Nghiên cứu của TS tập trung vào tìm hiểu cấu trúc phân tử các phức chất của kim loại chuyển tiếp nhằm hỗ trợ cho các hướng nghiên cứu ứng dụng trong sinh học, môi trường và năng lượng. Hướng tiếp cận kết hợp giữa lý thuyết tính toán và thực nghiệm tổng hợp phức chất. Tính chất Hóa học và bản chất các phức chất được xác định cả mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, tạo cơ sở để tìm hiểu sâu hơn các hợp chất này trong nghiên cứu môi trường, sinh học và hóa học. Kiến thức này sẽ đóng góp vào các quá trình công nghiệp xử lý môi trường như khử độc nguồn nước, lọc tách, v..v.. Các kim loại chuyển tiếp 3d là đối tượng chính được nghiên cứu bởi các kim loại này khá phổ biến, có khả năng tạo thành nhiều loại phức chất khi kết hợp với các phối tử khác nhau.

a. Nghiên cứu các phân tử kim loại chuyển tiếp

- Áp dụng dụng lý thuyết lượng tử nhằm nghiên cứu cấu trúc phân tử, bản chất liên kết hóa học và trạng thái điện tử của các phức chất kim loại chuyển tiếp

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các phối tử trong việc hình thành liên kết Hóa học trong các phân tử phức chất, kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm.

- Nghiên cứu mối quan hệ của cấu trúc phân tử các phức chất kim loại chuyển tiếp với khả năng phản ứng, xúc tác, huỳnh quang và các tính chất Hóa học khác.

- Tổng hợp và nghiên ứu tính chất các phức kim loại chuyển tiếp và sử dụng các thông tin nghiên cứu được cho các hướng nghiên cứu ứng dụng trong sinh học, môi trường và năng lượng.

b. Nghiên cứu xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường

- Tổng hợp và nghiên cứu tính chất các vật liệu tiềm năng trong xử lý chất thải hữu cơ khó phân huỷ

- Thiết kế các vật liệu cấu trúc vật liệu tiên tiến xử lý các kim loại nặng tồn trữ trong nước thải công nghiệp, sinh hoạt, ….

Các công bố khoa học trong và ngoài nước

1. Nguyen Ngoc, T., Nguyen Trong, N., Nghiem Thi, T., Tran Thuong, Q. & Nguyen Duc, T. Study on printing wastewater treatment by decomposition reaction H2O2 catalyzed of complex between ion Ni2+ and citric acid. Vietnam J. Catal. Adsorpt. 9, 106–110 (2020).

2. Nguyen Duc, T., Dao Xuan, H., Ho Huu, L. & Nguyen Ngoc, T. Computational insights into the catalytic role of the functional groups in Hydrogenation of CO2 with Manganese Complexes: A DFT study. Vietnam J. Catal. Adsorpt. 9, 114–118 (2020).

3. Le, A. T., Nakhate, S. G., Nguyen, D. T., Steimle, T. C. & Heaven, M. C. Characterization of gas-phase thorium nitride. J. Chem. Phys. 150, 144304 (2019).

4. Kozyryev, I., Steimle, T. C., Yu, P., Nguyen, D.-T. & Doyle, J. M. Determination of CaOH and CaOCH 3 vibrational branching ratios for direct laser cooling and trapping. New J. Phys. 21, 052002 (2019).

5. Nguyen, D.-T., Steimle, T., Linton, C. & Cheng, L. Optical Stark and Zeeman Spectroscopy of Thorium Fluoride (ThF) and Thorium Chloride (ThCl). J. Phys. Chem. A 123, 1423–1433 (2019).

6. Lim, J., Almond, J. R., Tarbutt, M. R., Nguyen, D. T. & Steimle, T. C. The [557]-X2Σ+ and [561]-X2Σ+ bands of ytterbium fluoride, 174YbF. J. Mol. Spectrosc. 338, 81–90 (2017).

7. Nguyen, D.-T., Steimle, T. C., Kozyryev, I., Huang, M. & McCoy, A. B. Fluorescence branching ratios and magnetic tuning of the visible spectrum of SrOH. J. Mol. Spectrosc. 347, 7–18 (2018).

Các đề tài, dự án đã và đang thực hiện

Đề tài tiến sĩ trẻ : Nghiên cứu phức chất kim loại chuyển tiếp với phối tử bazơ Schiff đối xứng và bất đối xứng. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội qua đề tài mã số T2020-TT-009

Các thông tin khác:

TS Nguyễn Đức Trung hiện đang có nhu cầu tuyển SV, HVCH, và NCS tham gia đề tài, dự án của mình


In bài này   Gửi Email bài này