1. Giới thiệu Bộ môn

BM Hoa Cong

Tên Bộ môn: Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học và Thực phẩm

Địa chỉ: VP Bộ môn nhà C4 – 108 – ĐHBK Hà Nội

ĐT: +84-4-38680121, Email: SCE-DCE@hust.edu.vn

Website: http://chemeng.hust.edu.vn/index.php/vi/bomon/qttb

Bộ môn hiện có 17 cán bộ, trong đó có 1 GS, 1 PGS, 8 TS, 6 ThS, 1 KS. Số cán bộ giảng dậy là 15, cán bộ phục vụ giảng dậy là 2.

Bộ môn đảm nhiệm giảng dậy môn cơ sở ngành (Cơ sở các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm, phần 1, 2, 3 ,4), Đồ án môn học Quá trình và Thiết bị,  Phương pháp số trong Công nghệ Hóa học cho sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học. Ngoài ra, còn giảng dậy các môn chuyên ngành cho các lớp Quá trình - Thiết bị CN Hoá học.

2. Chuyên ngành đào tạo

Nm HC

Chuyên ngành Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học (tên tiếng Anh là Chemical Engineering) là một trong những chuyên ngành đào tạo của Viện Kỹ thuật Hoá học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Mục tiêu đào tạo:

- Đào tạo Kỹ sư ngành rộng. Kỹ sư ra trường có trình độ tổng hợp, được trang bị các kiến thức sâu về quá trình, thiết bị công nghệ hoá chất, có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng thích ứng cao và có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu các quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất và thực phẩm để phục vụ tốt trong những lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

- Trang bị cho SV phương pháp tư duy, các nguyên lý và quy luật của Công nghiệp Hoá chất, các phương pháp chuyển qui mô thiết bị, năng lực tính toán và thiết kế các loại thiết bị và hệ thống thiết bị trong công nghiệp hoá chất, hoá dầu, thực phẩm và xử lý môi trường công nghiệp.

- Trang bị cho SV các phương pháp mô hình hoá và tối ưu hoá các quá trình công nghệ hoá chất. Khả năng lập trình để tính toán và tối ưu hoá các quá trình và thiết bị của các ngành công nghệ hoá chất. Trên cơ sở các kiến thức đã được trang bị SV có thể cải tiến hoặc thiết kế mới thiết bị cũng như đưa ra được các chế độ công nghệ tối ưu.

Sau khi tốt nghiệp, SV chuyên ngành Quá trình - Thiết bị công nghệ Hoá học có thể làm việc có hiệu quả ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy, cơ sở sản xuất trong nhiều lĩnh vực như sản xuất chế biến hoá chất, lọc hoá dầu, công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trường … Đến nay, số kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành đã và đang phát huy rất tốt trên nhiều lĩnh vực khác nhau và giữ những vai trò chủ chốt ở nhiều đơn vị công tác.

Đào tạo

Chuyên ngành đào tạo 

Bậc cử nhân kỹ thuật: đào tạo cử nhân Kỹ thuật hóa học, định hướng Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học 

Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật hóa học, định hướng Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học

Bậc đại học: đào tạo kỹ sư Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học 

Chương trình đào tạo kỹ sư Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hóa học

Bậc sau đại học: 

  • Cao học: đào tạo Thạc sỹ Quá trình – Thiết bị Công nghệ hóa học (các khóa 2008 – 2010) và Thạc sỹ Kỹ thuật hóa học (các Khóa 2009 trở đi)
  • Tiến sỹ: đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học, mã số 62.52.77.01

Bộ môn đã tích cực nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách chủ động, sáng tạo các đường lối chủ trương của Nhà trường về giáo dục đào tạo. Đã từng bước tăng cường quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật cho nền kinh tế nhiều thành phần bằng cách đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Đồng thời, bộ môn cũng đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng. 

Các môn học do bộ môn giảng dạy: 

 1. Các môn cơ sở ngành Kỹ thuật hoá học 

- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 1 (CH3400)

- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 2 (CH3410, CH3412)

- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 3 (CH3420)

- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 4 (CH3430)

- Đồ án Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học (CH3440)

- Phương pháp số trong công nghệ hóa học (CH3454)

 2. Các môn cơ sở ngành Công nghệ sinh học 

- Quá trình thiết bị cơ học (CH3402)

- Quá trình thiết bị truyền nhiệt, chuyển khối (CH3431)

- Đồ án Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học (CH3441)

 3. Các môn chuyên ngành (bậc cử nhân và đại học) 

- Phương pháp tối ưu trong CN Hóa học

- Kỹ thuật hóa học đại cương 

- Mô hình và điều khiển trong CNHH 

- QT & TB thuỷ lực và phân riêng cơ học 

- Công nghệ màng 

- Kỹ thuật công trình trong CN Hóa học

- Kỹ thuật phân riêng hệ nhiều cấu tử 

- Kỹ thuật phản ứng 

- Kỹ thuật hệ thống 

- Truyền nhiệt và chuyển khối trong hệ phức tạp 

- Kỹ thuật xử lý phế thải công nghiệp 

- Thí nghiệm chuyên ngành 

- Đồ án chuyên ngành 

 4. Các môn giảng dậy cho cao học 

- Mô phỏng trong công nghệ hóa học 

- Tối ưu hóa trong công nghệ hóa học 

- Kỹ thuật màng và ứng dụng 

- Kỹ thuật tách hệ nhiều cấu tử 

- Phương pháp triển khai công nghệ hóa học 

- Lý thuyết hệ đa phân tán và tập hợp hạt 

- Kỹ thuật các quá trình hóa học 

- Kỹ thuật công trình 

- Công nghệ vật liệu Nano 

- Quá trình và thiết bị Hóa sinh 

- Sắc ký điều chế 

Cán bộ - Giảng viên