Văn phòng: Phòng 302 - Nhà C4
Điện thoại: 024 3869 2943
E-mail: sce-ict@hust.edu.vn
 

Lịch sử hình thành

Bộ môn được thành lập năm 1962 với tên gọi Bộ môn vô cơ silicat. Trải qua nhiều biến đổi về mặt tổ chức, Bộ môn có các tên gọi khác nhau vào mỗi thời kỳ: Bộ môn Vô cơ - Silicat – Điện hóa (1986), Khoa kỹ thuật Vô cơ - Điện hóa - Môi trường, Bộ môn Vô cơ- Phân bón, Bộ môn công nghệ vô cơ và in. Từ năm 2003 đến nay bộ môn có tên “Bộ môn Công nghệ các chất Vô cơ”. Hiện nay Bộ môn có 10 giảng viên, trong đó có 2 Phó Giáo sư, 6 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ Khoa học và 1 Kỹ sư. Bộ môn đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ về hóa học và kỹ thuật hóa học đồng thời thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu. Bộ môn có hợp tác tốt với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế liên quan đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Lãnh đạo Bộ môn qua các thời kỳ

1962 – 1964    : Thầy Võ Liên                   
1964 – 1967    : Thầy Phạm Hữu Đỉnh
1967 – 1974    : Thầy Nguyễn Hoa Toàn               
1974 – 1986    : Thầy La Văn Bình
1986 – 1988    : Thầy Ngô Cảnh Tuân                   
1988 – 1992    : Thầy Nguyễn Hoa Toàn
1992 – 2003    : Thầy La Văn Bình
 2003 – 2013    : Thầy Lê Xuân Thành
 2013 đến nay   : Thầy La Thế Vinh

Cán bộ hiện tại

PGS. TS. La Thế Vinh

PGS. TS. La Thế Vinh

Viện trưởng Viện KTHH
Trưởng Bộ môn
TS. Vũ Thị Tần

TS. Vũ Thị Tần

Giảng viên
ThS. Nguyễn Thế Dương

ThS. Nguyễn Thế Dương

Cán bộ kỹ thuật
TS. Huỳnh Thu Sương

TS. Huỳnh Thu Sương

Cán bộ kỹ thuật

Đào tạo

Nhiệm vụ chính của Bộ môn trong giai đoạn mới thành lập là giảng dạy một số môn đại cương về công nghệ hoá học, tổ chức thực tập tại các xí nghiệp sản xuất. Ngay từ những năm đầu mới thành lập, Bộ môn đã xây dựng được một chương trình đào tạo hoàn chỉnh với đầy đủ các nhiệm vụ: lên lớp, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học, thực tập, thiết kế và nghiên cứu tốt nghiệp. Từ những giáo trình đầu tiên được xuất bản như Kỹ thuật sản xuất phân khoáng (1965), Công nghệ Azôt (1970), Công nghệ axit sunfuric (1972), Động hóa và thiết bị (1973)… tới nay Bộ môn đã có trên 20 sách, giáo trình và tài liệu tham khảo được xuất bản phục vụ các hệ, chương trình đào tạo khác nhau. Hiện nay mỗi năm Bộ môn đào tạo khoảng 30-40 sinh viên hệ kỹ sư, 5-10 thạc sĩ, 2-3 tiến sĩ. Bên cạnh đó, Bộ môn còn tham gia đào tạo các khóa học ngắn hạn cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón, sơn và bột màu...

Các môn học chuyên ngành đào tạo bậc đại học và sau đại học

  1. Động học và thiết bị phản ứng
  2. Nhiệt động kỹ thuật hóa học
  3. Kỹ thuật tách và làm sạch
  4. Hóa vô cơ công nghiệp
  5. Vật liệu vô cơ
  6. Màng phủ vô cơ
  7. Xử lý nước
  8. Chất màu vô cơ công nghiệp
  9. Chế biến khoáng sản
  10. Công nghệ muối khoáng
  11. Công nghệ soda và các chất kiềm
  12. Công nghệ sản xuất axit vô cơ
  13. Công nghệ các chất nitơ
  14. Công nghệ phân bón (phân lân; phân phức hợp MAP, DAP; phân hỗn hợp NPK)
  15. Công nghệ Uran
  16. Hóa học và công nghệ đất hiếm
  17. Hóa học vật liệu nano
  18. Thiết bị đặc trưng trong ngành công nghệ các chất vô cơ
  19. Cân bằng và chuyển pha
  20. Giản đồ pha
  21. Công nghệ nhũ tương
  22. Các học phần thí nghiệm, thực tập và đồ án
  • Thí nghiệm chuyên ngành 1, 2
  • Thực tập kỹ thuật
  • Thực tập tốt nghiệp
  • Đồ án chuyên ngành cử nhân, kỹ sư
  • Đồ án tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư

Các khoá đào ngắn hạn đã thực hiện

  1. Lớp đào tạo “Công nghệ và thiết bị trong sản xuất phân đạm” cho Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacontrol, năm 2012
  2. Lớp đào tạo “Công nghệ thi công sơn” cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, năm 2013
  3. Lớp đào tạo “Giản đồ pha và quá trình hòa tan/kết tinh trong chế biến Sylvinit và Cacnalit” cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, năm 2014

Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ

Ngoài đào tạo, Bộ môn còn thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp như: nghiên cứu sản xuất bột màu, nghiên cứu sản xuất phèn nhôm, nghiên cứu tách các kim loại quý từ quặng, tách kali từ Trakit, điều chế MgO từ nước biển, sản xuất rutin nhân tạo, nghiên cứu chế tạo các chất phát quang, tổng hợp vật liệu xúc tác, tổng hợp vật liệu gốm tiên tiến, xử lý môi trường, nghiên cứu sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt và chống cháy, nghiên cứu sản xuất các chất màu vô cơ chịu nhiệt dùng cho công nghiệp gốm sứ và màng phủ chịu nhiệt, nghiên cứu sản xuất gạch không nung từ đất đồi, nghiên cứu sản xuất bi nghiền và gốm cao nhôm chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước; chủ trì các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ và Nhà nước như: sản xuất axit sunfuric theo phương pháp xúc tác, sản xuất axit nitric từ nitrat, sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt, sản xuất sơn chống gỉ không chứa dung môi hữu cơ…

Các hướng nghiên cứu chính hiện nay

1. Sản xuất phân bón: Công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất Phân Đạm, Phân Lân, Phân phức hợp MAP và DAP, Phân hỗn hợp NPK, Phân bón đặc chủng cho cây nông nghiệp và công nghiệp, Phân bón đa nguyên tố, Phân bón vi lượng, Phân bón lá, Phân bón thủy canh. Kỹ thuật phân tích trong phân bón, quản lý chất lượng phân bón.

2. Chế biến khoáng sản: Công nghệ và kỹ thuật trong chế biến các loại quặng thành kim loại hoặc các hợp chất của chúng.

3. Sản xuất muối khoáng: Công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất các muối vô cơ như quá trình hòa tan, kết tinh, kết tủa, tách và làm sạch nhằm thu được các muối khoáng từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

4. Sản xuất vật liệu mới: Công nghệ sản xuất màng phủ chịu nhiệt, chống cháy, chịu ăn mòn; vật liệu xây dựng thân thiện môi trường; vật liệu phát quang; vật liệu ceramic tiên tiến; vật liệu xúc tác, hấp phụ; các chất màu vô cơ dùng cho công nghiệp gốm sứ,…

5. Xử lý môi trường: Xử lý khí thải, nước thải và các chất thải rắn trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:

Phòng thí nghiệm và xưởng thực hành:

Chúng tôi có hai phòng thí nghiệm chuyên ngành, một xưởng thực nghiệm

1. Phòng thí nghiệm vật liệu vô cơ: (1) Vật liệu nano vô cơ, sơn chịu ăn mòn, sơn chịu nhiệt; (2) Chất phát quang vô cơ; (3) Màng phủ vô cơ; (4) Vật liệu gốm.
2. Phòng thí nghiệm công nghệ các chất vô cơ: (1) Công nghệ sản xuất phân bón. (2) Công nghệ chế biến khoáng sản,
3. Xưởng sản xuất thử nghiệm (dây chuyền pilot)
 

Trang thiết bị:

  1. Lò nung ống và hệ thống bơm khí sử dụng để nghiên cứu các phản ứng khí - rắn, rắn - rắn. Nhiệt độ làm việc đến 1700ºC
  2. Thiết bị phản ứng áp suất cao (Autoclave), hệ thống lọc chân không, bơm chân không, máy nghiền bi, máy phân tích khí
  3. Máy chưng cất nước, cân phân tích, tủ sấy, tủ sấy UV
  4. Máy quang phổ UV-Vis, máy đo độ dẫn điện, hệ thống ly tâm, Máy đo tổng chất rắn hòa tan
  5. Thiết bị đo độ bền kéo đa năng; Máy cắt chính xác; Máy mài và đánh bóng;
  6. Kính hiển vi phân cực với ánh sáng truyền qua và phản xạ
  7. Dụng cụ kiểm tra độ xước cỡ nano
  8. Thiết bị phân tích nhiệt
  9. Thiết bị kiểm tra độ khuếch tán đèn flash nhiệt độ cao cho chất rắn
  10. Nhớt kế
  11. Máy lắc sàng
  12. Máy phân tích diện tích bề mặt
  13. Máy quang phổ
  14. Máy đo ứng suất
  15. Hệ thống phân tích hình dạng chất lỏng
  16. Thiết bị phủ quay 

Các đề tài, dự án đã và đang thực hiện

1. Dự án hợp tác quốc tế (Chương trình ZIM)

Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột alumina tinh khiết từ nhôm hydroxit của Việt Nam dùng cho sản xuất hạt nghiền Hiper Al997, (2021-2024)

2. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước

Hoàn thiện công nghệ sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt công suất 100.000 kg/năm từ nguyên liệu trong nước, Mã số KC.02.DA09/11-15 (2012-2014).

3. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

3.1. Hoàn thiện công nghệ sản xuất sơn chống gỉ hệ phốt phát vô cơ từ nguyên liệu trong nước, mã số B2014-01-DA (2014-2016).

3.2. Hoàn thiện công nghệ sản xuất sơn chịu nhiệt trên cơ sở polyme vô cơ, mã số B2008-01-01DA (2008-2010).

4. Đề tài cấp Nhà nước

4.1. Nghiên cứu công nghệ tinh chế oxit nhôm tinh khiết từ hydroxit nhôm công nghiệp vùng Tây Nguyên và ứng dụng vào sản xuất bi cao nhôm chất lượng cao (2020-2021).

4.2. Nghiên cứu, chế tạo vật liệu Graphene Oxide đơn lớp từ vật liệu Graphite xốp và ứng dụng tinh lọc kéo dài thời gian sử dụng của dầu khoáng, mã số 04.03-2018.350 (2020-2021)

4.3. Nghiên cứu sản xuất một số chất màu vô cơ chịu nhiệt dùng cho công nghiệp gốm sứ, màng phủ chịu nhiệt từ các khoáng vô cơ sẵn có trong nước, mã số KC.02.19/16-20 (2018-2021).

5. Đề tài cấp Bộ

5.1. Nghiên cứu sản xuất một số chất màu oxit hỗn hợp ứng dụng cho gốm sứ (2021-2023)

5.2. Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite dạng khung xốp có chứa Graphene nhằm làm ngọt hoá nước biển (2020-2021).

5.3. Nghiên cứu sử dụng chất kết dính vô cơ trên cơ sở polymme phốt phát nhôm và đất đồi làm vật liệu xây dựng không nung, mã số B2014-01-85 (2014-2016).

5.4. Nghiên cứu chế tạo vật liệu xốp nền khoáng vô cơ dùng trong ốp lát và trang trí, mã số B2009-01-235 (2009-2011).

5.5. Xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp điện hóa, mã số B2008-201 (2008-2010).

6. Đề tài cấp Trường

6.1. Nghiên cứu tinh chế hydroxit nhôm Tân Rai làm nguyên liệu sản xuất gốm cao nhôm (2020-2021)

6.2. Nghiên cứu chế tạo chất màu xanh dương lõi chứa SiO2 theo mô hình core-shell từ khoáng cao lanh, mã số T2018-PC-093 (2018).

6.3. Nghiên cứu chế tạo màng hỗn hợp oxit thiếc và antimon trên nền thép hợp kim cao dùng làm vật liệu điện cực trong xử lý nước thải dệt nhuộm, mã số T2018-PC-091 (2018).

6.4. Nghiên cứu và sản xuất ZnCo2O4 và ứng dụng trong xử lý nước thải, mã số T2017-009 (2017).

6.5. Nghiên cứu tách nhôm từ cao lanh ứng dụng để chế tạo bột màu xanh dương hệ spinel CoAl2O4, mã số T2017-008 (2017).

6.6. Nghiên cứu chế tạo phân bón chứa silic từ các nguồn thải giàu silic trong nông nghiệp, mã số T2017-010 (2017).

6.7. Nghiên cứu tổng hợp phụ gia chậm cháy hệ phốt phát vô cơ dùng để sản xuất sơn chống cháy, mã số T2015-087 (2015).

6.8. Nghiên cứu công nghệ tách SiO2 trong cao lanh bằng phản ứng pha rắn và ứng dụng sản phẩm trong sản xuất sơn vô cơ, mã số T2015-088 (2015).

6.9. Nghiên cứu chế tạo phụ gia chậm cháy thân thiện môi trường dùng cho vật liệu polyme và compozit, mã số T2012-8 (2012).

6.10. Nghiên cứu chế tạo vật liệu cách nhiệt từ tro bay, mã số T2010-53 (2010).

Các bài báo đã công bố (từ 2010-2019)

  1. La Thế Vinh, Khả năng chịu nhiệt và bền nhiệt của sơn vô cơ, Tạp chí Hóa học T.48 (4A), Tr. 485-488 (2010).
  2. La Thế Vinh, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thế Dương, Trần Thị Thịnh, Khả năng chịu nhiệt và chống cháy của sơn vô cơ trên cơ sở polyme phốt phát nhôm, Tạp chí Hóa học T.49 (2ABC), 809-814, (2011)
  3. La Thế Vinh, Nghiên cứu sử dụng đất đồi làm vật liệu xây dựng, Tạp chí Hóa học, T.49 (6A), 375-379 (2011)
  4. La Thế Vinh, Tổng hợp Polyme Aluminosilicat từ caolanh và dung dịch Na2SiO3, Tạp chí Khoa học và công nghệ các trường đại học kỹ thuật số 89, 92-96 (2012)
  5. Quang Bac Nguyen, and Kwang-Hwa Lii. (C8H22N4Zn)2Ge7O14(OH)F3: A One-Dimensional Zinc Germanate Containing Hollow Columns with an 18-Membered Window. Inorg. Chem. 2012, 51, 9150–9152. DOI: 10.1021/ic301216q
  6. Quang Bac Nguyen, and Kwang-Hwa Lii. Organically templated metal germanate: Ionothermal synthesis of (C8H24N4)[NbOGe6O13(OH)2F] Dalton Trans., 2011, 40, 10830–10832. DOI: 10.1039/c1dt11452b.
  7. Quang Bac Nguyen, Hsin-Kuan Liu, Wen-Jung Chang, and Kwang-Hwa Lii. Cs8UIV(UVIO2)3(Ge3O9)3·3H2O: A Mixed-Valence Uranium Germanate with 9-Ring Channels. Inorg. Chem., 2011, 50, 4241–4243. DOI: 10.1021/ic200508v.
  8. Quang Bac Nguyen, and Kwang-Hwa Lii. Cs4UGe8O20: A Tetravalent Uranium Germanate Containing Four- and Five-Coordinate Germanium. Inorg. Chem., 2011, 50, 9936–9938. DOI: 10.1021/ic201789f.
  9. Quang Bac Nguyen, Chun-Liang Chen, Yun-Wei Chiang, and Kwang-Hwa Lii. Cs3UGe7O18: A Pentavalent Uranium Germanate Containing Four- and Six-Coordinate Germanium. Inorg. Chem., 2012, 51, 3879–3882. DOI: 10.1021/ic3000872.
  10. Chun-Liang Chen, Quang Bac Nguyen, Chih-Shan Chen, and Kwang-Hwa Lii. Mixed-Valence Uranium Germanate and Silicate: Csx(UVO)(UIV/VO)2(Ge2O7)2 (x=3.18) and Cs4(UVO)(UIV/VO)2(Si2O7)2. Inorg. Chem., 2012, 51, 7463–7465. DOI: 10.1021/ic301091f.
  11. Vũ Minh Khôi, Bùi Trung Tuyến, Nguyễn Thế Dương, La Thế Vinh, Lê Thị Mai Hương, Nghiên cứu quá trình tách nhôm oxit trong cao lanh Phú Thọ bằng phản ứng pha rắn, Tạp chi Công nghiệp Hóa chất, số 9, 34-39 (2013)
  12. Vũ Minh Khôi, La Thế Vinh, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nguyễn Ngọc Hiển, Ảnh hưởng của phụ gia SiO2 đến một số tính chất của sơn vô cơ trên cơ sở polyme phốt phát nhôm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ tập 52(5B) 2014, 604-610
  13. Nguyễn Văn Quang, La Văn Bình, La Thế Vinh, Điều chế amonisunfat từ gypsum và amoniflorua, Tạp chí Hóa học tập 52(5A), 2014, 143-146
  14. La Thế Vinh, Nguyễn Quang Bắc, Vũ Hoàng Tùng, Phạm Thị Hòa, Phạm Đại Hải, Vật liệu xây dựng không nung từ đất đồi và chất kết dính vô cơ, Tạp chí Hóa học tập 52(5A), 2014, 147-150
  15. Nguyễn Văn Quang, La Văn Bình, La Thế Vinh, Quá trình khử gypsum bằng cacbon hoạt tính kết hợp với silic dioxit ở nhiệt độ cao, Tạp chí Hóa học tập 53(3E12), 2015, 75-78
  16. Vũ Minh Khôi, La Thế Vinh, Lê Thị Mai Hương, Hà Thị Hồng Yến, Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Thị Vân Anh, Nghiên cứu quá trình hòa tách nhôm oxit trong cao lanh Phú Thọ bằng KHSO4, Tạp chí Hóa học tập 53(3E12), 2015, 254-257
  17. Vũ Minh Khôi, La Thế Vinh, Quách Thị Phượng, Lê Thị Mai Hương, Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tách nhôm oxit trong cao lanh Phú Thọ bằng phản ứng với natribisulfat, Tạp chí Hóa học tập 53(4E2), 2015, 24-27
  18. La Thế Vinh, Nguyễn Thế Dương, Khảo sát quá trình nghiền và thiết lập quy trình muối - ủ, nghiền đối với hệ sơn vô cơ chịu nhiệt, Tạp chí Hóa học tập 53(4E2), 2015, 184-188
  19. Vũ Minh Khôi, La Thế Vinh, Lê Thị Mai Hương, Nghiên cứu nâng cao hiệu suất tách nhôm ô xit trong cao lanh Phú Thọ với Natrihydrosulfat và thu hồi nhôm ô xit sau hòa tách, Tạp chí Hóa học tập 53(6E4), 2015, 303-307
  20. Nguyễn Văn Quang, La Văn Bình, La Thế Vinh, Nghiên cứu quá trình khử photphogip bằng cacbon hoạt tính ở nhiệt độ cao, Tạp chí Hóa học tập 53(6E4), 333-336, 2015.
  21. La Thế Vinh, Nguyễn Xuân Thi, Đỗ Trí Dũng, Nghiên cứu sản xuất CaCO3 từ vỏ hàu biển sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm, Tạp chí Hóa học tập 55 (2e), 2017, 125-128
  22. La Thế Vinh, Nguyễn Duy Hưng, Nghiên cứu chế tạo gạch phục vụ trùng tu di tích Mỹ Sơn từ đất đồi và chất kết dính vô cơ, Tạp chí Hóa học tập 55 (2e), 2017, 129-132
  23. The Vinh La, Minh Khoi Vu, Research on alumina extraction from Kaolin of Phutho province by solid state reaction, The 10th AUN/SEED-Net regional conference on geological and geo-resource engineering, Phnom Penh, Cambodia 2017, 460-466.
  24. Huỳnh Thu Sương, Trần Thị Hiền, Đặng Việt Anh Dũng, Nghiên cứu chống ăn mòn thép không gỉ trong dung dịch axit photphoric bằng bảo vệ anot, Tạp chí Hóa học, 52 (5a), 2014.
  25. Đặng Việt Anh Dũng, Huỳnh Thu Sương, Bùi Thị Thanh Huyền, Hoàng Thị Bích Thủy, Đánh giá khả năng chịu ăn mòn của hợp kim titan y sinh Ti-4Al-2,5Fe trong môi trường huyết tương nhân tạo, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 53 (1A), 262-269, 2015.
  26. Nguyễn Nguyên Ngọc, Lê Xuân Thành, Trương Vận, Nghiên cứu chế tạo keo vô cơ Na2O – nSiO2 và khảo sát khả năng kết dính giữa keo với tro bay, Tạp chí Hóa học, T48(4A), tr 221 – 225, 2010.
  27. Nguyễn Nguyên Ngọc, Lê Xuân Thành, Trương Vận, Nghiên cứu chế tạo vật liệu xốp từ keo vô cơ Na2O – nSiO2 và tro bay, Tạp chí Hóa học, T48(4A), tr 216 – 220, 2010
  28. Nguyễn Nguyên Ngọc, Hương Trần Phương Nam, Nguyễn Huy Võ. Nghiên cứu chế tạo phụ gia làm chậm cháy thân thiện môi trường dùng cho vật liệu polime và composit. Tạp chí Hóa học, tập 50, số 5B, 2012.
  29. Nguyễn Nguyên Ngọc, Hoàng Thị Kiều Nguyên, Phạm Quang Hiếu. Nghiên cứu chế tạo và xác định đặc tính các hạt nano từ tính Fe3O4 phân tán trong nước. Tạp chí hóa học, tập 50, số 3, 2012.
  30. Ngoc N. N., Anh, V. N., Steel K. M., Dang L. X., Galib M., Interfacial Gas Enrichment at Hydrophobic Surfaces and the Origin of Promotion of Gas Hydrate Formation by Hydrophobic Solid Particles. The Journal of Physical Chemistry C 2017.
  31. Ngoc N. N., Anh V. Nguyen., Dang L. X., The Inhibition of Methane Hydrate Formation by Water Alignment underneath Surface Adsorption of Surfactants. Fuel 2017.
  32. Ngoc N. N., Anh V. N., Khoi T. Nguyen., Rintoul L., Dang L. X., Unexpected Inhibition of CO2 Gas Hydrate Formation in Dilute TBAB Solutions and the Critical Role of Interfacial Water Structure. Fuel 2016
  33. Ngoc N. N., Anh V. N., The Dual Effect of Sodium Halides on the Formation of Methane Gas Hydrate. Fuel 2015.
  34. Ngoc N. N., Anh V. N., Hydrophobic Effect on the Formation of Gas Hydrates in the Presence of Additives. Energy & Fuels 2017. 
  35. Lê Xuân Thành, Trương Vận, Bùi Quốc Huy, Đỗ Viết Huyên, Hà Quang Ánh, Nghiên cứu xử lí bã thải bùn đỏ bằng khí SO2, Tạp chí Hóa học, T49(3A), tr 252 – 256, 2011
  36. Lê Xuân Thành, Trương Vận, Bùi Quốc Huy, Đỗ Viết Huyên, Nguyễn Trọng Dần, Hà Quang Ánh, Nghiên cứu chế tạo vật liệu xốp từ bã thải bùn đỏ, Tạp chí Hóa học, T49(3A), tr 257 – 262, 2011
  37. Lê Xuân Thành, Nguyễn Trọng Dần, Võ quang Mai, Nghiên cứu chế tạo gạch nung từ bã thải bùn đỏ, Tạp chí Hóa học & Ứng dụng, Số 1 (11), tr 19 – 23, 2012
  38. Le Xuan Thanh, Phung Thi Mai Phuong (2012), A study of synthesis of cerium-doped yttriumsilicate and yttrium disilicate phospors by the ammonia-added sol-gel method, E-Journal of Surface Science and Nanotechnology, 10, pp. 248-251.
  39. Phùng Thị Mai Phương, Lê Xuân Thành (10/2012), Tổng hợp chất phát quang ytri silicat kích hoạt tecbi theo phương pháp đồng kết tủa, Tạp chí hóa học, T 50, số 5B, trang 392 -394.
  40. Phùng Thị Mai Phương, Lê Xuân Thành, Trần Hồng Minh (10/2012), Các dạngthù hình và tính chất  phát quang của Y2Si2O7 kích hoạt bỡi xeri được tổng hợp ở nhiệt độ thấp theo phương pháp sol gel có bổ sung KCl, Tạp chí hóa học, T 50, số 5B, trang 395 -398.
  41. Lê Xuân Thành, Hoàng Hữu Tân, Nguyễn Văn Kiên (10/2012), Tổng hợp và tính chất phát quang của nano ytri oxit pha tạp europi, Tạp chí Hóa học, 5B(50), 303 – 306.
  42. Hoàng Hữu Tân, Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Thị Kiều Nguyên, Lê Xuân Thành (10/2012), Tổng hợp và tính chất phát quang của Y2O3 pha tạp Europi có bổ sung K+, Tạp chí Hóa học, 5B(50), 307 – 310.
  43. Lê Xuân Thành, Hoàng Hữu Tân, Nguyễn Văn Kiên (10/2012), Tổng hợp và tính chất phát quang của Y2O3:Tb3+ không và có bổ sung các ion Li, Na, K, Tạp chí Hóa học 5B(50), 311 – 313
  44. Hoàng Hữu Tân, Nguyễn Văn Tuyên, Lê Xuân Thành , Nghiên cứu tổng hợp chất phát quang Y2O3:Eu  theo phương pháp đồng kết tủa biến tính từ muối nitrat và ammoniac, Tạp chí Công nghiệp hóa chất, số 3/ 2013, 24 -31   
  45. Lê Xuân Thành, Hoàng Hữu Tân, Nguyễn Văn Kiên, Tổng hợp chất phát quang Y2O3:Eu có thêm Liti theo phương pháp nung phân hủy muối axetat, Tạp chí Công nghiệp hóa chất, số 3/2013, 32 - 37
  46. Lê Xuân Thành, Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Hữu Tân, (2013), Tổng hợp và tính chất phát quang của YPO4 pha tạp europi và tecbi.  Tạp chí Hóa học và ứng dụng, Số 4(20)/ 2013, 8 - 11
  47. Hoàng Hữu Tân, Lê Xuân Thành, Hoàng Thị Kiều Nguyên, Tổng hợp chất phát quang Y2O3:Eu có bổ sung natri theo phương pháp nung phân hủy muối axetat, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, Số 4(20)//2013, 43 – 45,49, ISSN 1859-4069.
  48. Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Hữu Tân, Lê Xuân Thành,  Ảnh hưởng của tác nhân kết tủa lên tính chất phát quang của Y2O3 pha tạp europi, Tạp chí Hóa học 2C(51)2013, 755 – 758, ISSN 0866 – 7174
  49. Hoàng Hữu Tân, Lê Xuân Thành, Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Thị Kiều Nguyên, Tổng hợp và tính chất phát quang Y2O3 và YPO4 pha tạp xeri,  Tạp chí Hóa học và ứng dụng, Số 5(21)//2013, 27 – 31
  50. Lê Xuân Thành, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Ngọc Anh, Lương Văn Trường, (10/2012), Tổng hợp kẽm ferit pha tạp bởi niken và khả năng ứng dụng làm chất màu trong sơn chống ăn mòn, Tạp chí Hóa học, 5B (50), 327-333
  51. Lê Xuân Thành, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Ngọc Anh, Lương Văn Trường, (4/2013), Nghiên cứu tổng hợp chất màu kẽm ferit pha tạp niken từ một số nguồn nguyên liệu thứ cấp, Tạp chí Hóa học, 51(2AB), 185-189
  52. Lê Xuân Thành, Nguyễn Chí Thanh, Lương Văn Trường, (4/2013), Nghiên cứu tổng hợp chất màu niken crômit thế sắt NiCr2-xFexO4 theo phương pháp tiền chất muối (x=0,6,   0,8 và 1), Tạp chí Hóa học, 51(2AB), 406-410
  53. Lê Xuân Thành, Tạ Ngọc Dũng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Thị Hồng Minh, Nghiên cứu tổng hợp kẽm ferit từ bùn đỏ, Tạp chí Công nghiệp Hóa chất,  số 4/2013, 34 – 41, ISSN 1859 – 4077
  54. Quách thị Phượng, Lê Xuân Thành, Nguyễn Chí Thanh, Tổng hợp spinel niken cromit thế sắt theo phương pháp phân hủy tiền chất muối đi từ muối sắt(III), Tạp chí Công nghiệp Hóa chất,  số 5/2013, 36 – 42, ISSN 1859 – 4077
  55. Lê Xuân Thành, Nguyễn Chí Thanh, Tạ Ngọc Dũng, Trần Dương, Trương Vận, Tổng hợp chất màu niken cromit thế sắt theo phương pháp tiền chất muối đi từ muối sắt(II) Tạp chí Hóa học, 51(3AB), 439-444,tháng 6/2013
  56. Lê Xuân Thành, Tạ Ngọc Dũng, Nguyễn Chí Thanh, Quách Thị Phượng, Trần Dương, Tổng hợp chất màu niken ferit thế kẽm từ một số nguồn nguyên kiệu thứ cấp, Tạp chí Hóa học, 51(3AB), 434-438,tháng 6/2013
  57. Lê Xuân Thành, Bùi Quốc Huy, Nguyễn Thanh Tuân, Lê Hồng Duyên, Nguyễn Hữu Trường, Nghiên cứu xác định đặc tính và khả năng làm giàu quặng apatit Lào cai loại II theo phương pháp dùng HCl, Tạp chí Hóa học, 51(3AB), 270-274,tháng 6/2013
  58. Lê Xuân Thành, Bùi Quốc Huy, Nguyễn Thanh Tuân, Bùi Đức Thắng, Lê Hồng Duyên, Nghiên cứu khả nang áp dụng quặng apatit Lào cai loại II sau làm giàu bằng axit clohydric trong sản xuất axit photphoric và diamoni photphat, Tạp chí Hóa học, 51(3AB), 281-285,tháng 6/2013
  59. Bùi Quốc Huy, Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Ngọc Vân, Hoàng Anh Tuấn, Lê Xuân Thành, Nghiên cứu làm giàu quặng apatit Lào Cai loại II theo phương pháp nung – hydrat hóa và gạn, Tạp chí hóa học, Vol 53 (3e12), 2015, 412 – 415
  60. Bùi Quốc Huy, Trần Thị Hường, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Nga, Bùi Hữu Trung, Lê Xuân Thành, Trương Vận, Nghiên cứu làm giàu quặng apatit Lào Cai loại II bằng Axit photphoric, Tạp chí hóa học, Vol 53 (3e12), 2015, 445 – 448
  61. Lê Xuân Thành, Bùi Quốc Huy, Trần Thị Ngọc Vân, Hoàng Anh Tuấn, Lê Thị Nga, Nghiên cứu làm giàu quặng apatit Lào Cai loại II theo phương pháp nung và trích li bằng dung dịch amoni clorua, Tạp chí hóa học, Vol 53 (4e2), 2015, 28 – 31
  62. Nguyễn Việt Hùng, Lê Xuân Thành, Hoàng Anh Tuấn, Nghiên cứu phân hủy quặng ilmenit bằng amoni hydro sunfat, Tạp chí hóa học, Vol 53 (5e3), 2015, 64 – 68
  63. Vũ Quang Dương, Lê Xuân Thành, Nguyễn Huy Phiêu, Trần Thị Bích Thủy, Trần Văn Thực, Nguyễn Việt Hùng, Nghiên cứu hòa tách dolomite từ quặng apatit loại II Lào cai theo phương pháp hóa học, Tạp chí Công nghiệp Hóa chất, số 9, 2015, 32 – 37
  64. Vũ Quang Dương, Lê Xuân Thành, Nguyễn Huy Phiêu, Trần Văn Thực, Nguyễn Việt Hùng, Trần Thị Bích Thủy, Nghiên cứu điều chế axit photphoric trích li từ tinh quặng apatit loại II Lào cai, Tạp chí hóa học, Vol 53 (5e3), 2015, 1 – 4
  65. La The Vinh, Huynh Thu Suong, Vu Minh Khoi, Trinh Van Huy, Vu T. Tan, Adsorption capacities of reduced graphene oxide using urea as a reductant, Vietnam Journal of Catalysis and Adsorption, 8 – issue 1 (2019) 14-18
  66. La The Vinh, Nguyen The Duong, Nguyen Quang Bac,  Ngo Quang Tung, Vu T. Tan, Sacrificial template accelerated hydrolysis synthesis of high surface area stainless steel wire mesh-supported zinc-based mixed oxides: ZnCo2O4, Zn2MnO4 and Zn0.3Ni0.7O4, Vietnam Journal of Catalysis and Adsorption, 8 – issue 1 (2019) 46-53
  67. Vũ Minh Khôi, La Thế Vinh, Huỳnh Thu Sương, Vũ Thị Tần, Nghiên cứu tách nhôm từ cao lanh để tổng hợp spinel CoAl2O4 bằng phản ứng pha rắn, Tạp chí Hóa học số 57(2e1,2), 2019, 143-148
  68. Vu T. Tan, La The Vinh, Bui Thi Van Anh, Quach Thi Phuong, Ngo Quang Tung, Facile in-situ fabrication of ZnO/Graphene composite with highly photocatalytic activities under visible- light irradiation, Tạp chí Hóa học số 57(4e1,2), 2019, 294-301
  69. Vu T. Tan, La The Vinh, Tran Ngoc Khiem, Huynh Dang Chinh, Facile Template In-Situ Fabrication of ZnCo2O4 Nanoparticles with Highly Photocatalytic Activities under Visible-Light Irradiation, Bulletin of Chemical Reaction Engineering & Catalysis, 14 (2) 2019, 404-412
  70. Nguyen Nguyen Ngoc, Le Xuan Thanh, La The Vinh, Bui Thi Van Anh, High-purity amorphous silica from rice husk: Preparation and characterization, Vietnam J. Chem., 2018, 56(6), 730-736
  71. Nguyễn Xuân Thi, La Thế Vinh, Phạm Thị Điềm. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình nung vỏ hầu, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 340 (2018)
  72. La Thế Vinh, Vũ Minh Khôi, Nguyễn Quang Bắc, Nghiên cứu tổng hợp bột màu đen từ quặng cromit Cổ Định, Tạp chí Hóa học T. 57, số 4E12 – 2019
  73. Trần Thị Thịnh, La Thế Vinh, Nguyễn Quang Bắc, Tổng hợp amoni polyphotphat và khảo sát đặc trưng tính chất, Tạp chí Hóa học T. 57, số 4E12 – 2019
  74. Nguyen Quang Bac, Nguyen Thi Diem My, Huynh Thu Suong, Preparation of cobalt blue hybrid Pigment Containing SiO2 Core from Kaolin, Tạp chí Hóa học T. 57, số 4E12 – 2019
  75. La The Vinh, Tran Ngoc Khiem, Huynh Dang Chinh, Pham Van Tuan, Vu T. Tan Adsorption capacities of reduced graphene oxide: Effect of reductants. Materials Research Express. 2019, 6 ,075615.
  76. Pham Van Tuan, Le Trung Hieu, Vu Thi Tan, Tran Thi Phuong, Tran Thi Quynh Hoa, Tran Ngoc Khiem. The dependence of morphology, structure, and photocatalytic activity of SnO2/rGO nanocomposites on hydrothermal temperature, Materials Research Express, 2019,  6, 106204.
  77. T. Tan Vu, The Vinh La, Ngoc Khiem Tran, Dang Chinh Huynh. A comprehensive review on the sacrificial template‐accelerated hydrolysis synthesis method for the fabrication of supported nanomaterials. Journal of the Iranian Chemical Society, 2020, 17, 229–245.
  78. T. Tan Vu, The Vinh La, Le Tu Quynh, Huynh Thu Suong, and Huynh Dang Chinh. A novel synthesis of nanoflower-like zinc borate from zinc oxide at room temperature. Materials Research Express, 2020 , 7 ,015059.
  79. T. Tan Vu, The Vinh La, Huynh Dang Chinh, Pham Van Tuan, Chan Ngoc Khiem. A new approach for the fabrication of tetragonal BaTiO3 nanoparticles, Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 2021, 21, 2692-2701.
  80. Pham Van Tuan, Le Trung Hieu, Vu Thi Tan, Tran Thi Quynh Hoa, La Quynh Hoa, Tran Ngoc. The Dependence of Structure, Morphology, and Photocatalytic Properties of SnO2 Nanoparticles Prepared via In Situ Hydrothermal Method on Annealing Temperature. Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 2021, 21(4), 2588-2594.
  81. Pham Van Tuan, Tran Thi Phuong, Vu Thi Tan, Sang Xuan Nguyen, Tran Ngoc Khiem. In-situ hydrothermal fabrication and photocatalytic behavior of ZnO/reduced graphene oxide nanocomposites with varying graphene oxide concentrations, Materials Science in Semiconductor Processing, 2020, 115, 105114.
  82. T. Tan Vu, La The Vinh, Van Tuan Pham, Minh Khoi Vu, Ngoc Khiem Tran, Dang Chinh Huynh, Highly efficient adsorbent for the transformer oil purification by ZnO/Graphene composite Arabian Journal of Chemistry, 2020, 13, 7798-7808.
  83. Pham Van Tuan, Le Trung Hieu, Chu Manh Hoang, Hoang Ba Tuong, Vu Thi , Tran Thi Quynh Hoa, Nguyen Xuan Sang, Tran Ngoc Khiem. Effects of annealing temperature on the structure, morphology, and photocatalytic properties of SnO2/rGO nanocomposites. Nanotechnolog , 2021, 32, 015201.
  84. T. Tan Vu, Thi Chien Hoang, Thi Huong Ly Vu, Thu Suong Huynh, The Vinh La. Template-free fabrication strategies for 3D nanoporous Graphene in desalination applications. Arabian Journal of Chemistry, 2021, 14, 103088.
  85. T. Tan Vu, Hoang Thi Chien, La The Vinh. Expanded Graphite-based Membrane for Water Desalination, Desalination and Water Treatment. Accepted (2021).

Bằng sáng chế (từ 2011-2021)

  1. La The Vinh, La Van Binh, Nguyen The Duong, Heat resistant and flame retardant aluminum phosphate inorganic polymer paint, No 10414, issue date 20-06-2012;
  2. T. T. Vu , Mary Cannanas, Abile Alveriae,  The manufacture of reduced graphene oxide from graphite, WO2017171442A1.
  3. T.T. Vu, Mary Cannanas, Abile, Alveriae, The manufacture of reduced graphene oxide from graphite  WO2017178565A1.
  4. T.T. Vu, Karl Lalien, Iritina, Mark Perizch, A coated steel substrate WO2019135956A1. 

Dịch vụ Khoa học kỹ thuật và Sản phẩm thương mại

1. Dịch vụ phân tích mẫu: Phân tích các loại mẫu quặng, phân bón và các muối khoáng vô cơ, cấu trúc và đặc điểm của vật liệu vô cơ/các hợp chất vô cơ.

2. Dịch vụ tư vấn: Tư vấn giải pháp trong công nghệ trong chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón vô cơ, tách và làm sạch trong sản xuất hóa chất, sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản, màng phủ vô cơ, chất màu vô cơ, vật liệu vô cơ, xử lý môi trường

3. Sản phẩm thương mại: Sơn vô cơ chịu nhiệt; Sơn vô cơ chống cháy; Chất màu vô cơ; Bột oxit nhôm tinh khiết, Gốm cao nhôm cao cấp, Chất kết dính vô cơ dùng cho sản xuất gốm sứ; Phân bón thủy canh.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ:

Chúng tôi có khả năng nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu vô cơ và công nghệ sản xuất các chất vô cơ, các loại phân bón vô cơ, chế biến khoáng sản.