Chào mừng các bạn đến với Bộ môn Công nghệ Vật liệu Silicat - cơ sở đào tạo chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Silicat đầu tiên của cả nước. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn đã đào tạo và cung cấp cho các nhà máy xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh, vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp thương mại một lực lượng kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ hùng hậu.
Chương trình đào tạo ngành Silicat trang bị cho sinh viên một nền tảng vững chắc về hoá học đại cương, hoá lý silicat, hệ thống lò nung và thiết bị của các dây chuyền sản xuất hiện đại, nghiên cứu và giải các bài toán kỹ thuật liên quan đến thiết kế dây chuyền công nghệ, phân tích và chế tạo các sản phẩm truyền thống và tiên tiến, đồng thời cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để hoà nhập vào thị trường việc làm và làm chủ cuộc sống trong thời đại mới.
Liên hệ
Lược sử hình thành và phát triển
Nhóm chuyên môn silicat được thành lập vào tháng 10 năm 1959 và là thành viên của Bộ môn Hoá Kỹ thuật trực thuộc Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Qua nhiều giai đoạn chuyển đổi, đến nay nhóm chuyên môn đã phát triển thành Bộ môn Công nghệ Vật liệu Silicat trực thuộc Viện Kỹ thuật Hoá học, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
Bộ môn CNVL Silicat có mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành Silicat Hiện nay, Bộ môn là thành viên của nhiều hiệp hội như Hiệp hội xi măng Việt Nam, Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam, Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam....
Nhiều thành viên của Bộ môn hiện tham gia trong các hội đồng khoa học, hội đồng cố vấn của Viện Vật liệu Xây dựng, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thuỷ tinh Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng...
Đào tạo
Các môn học hệ Đại học
- Hóa lý Silicat
- Tinh thể và Khoáng vật học Silicat
- Lò công nghiệp Silicat
- Thiết bị công nghiệp Silicat
- Tin học và tự động hóa ứng dụng trong nhà máy Silicat
- Technical writing and presentation
- Công nghệ Chất kết dính
- Công nghệ Gốm sứ
- Công nghệ Thủy tinh
- Công nghệ Vật liệu Chịu lửa
- Các phương pháp phân tích đặc tính vật liệu
- Thí nghiệm chuyên ngành
- Thực tập kỹ thuật
- Thực tập tốt nghiệp
- Đồ án chuyên ngành
- Đồ án tốt nghiệp
Các môn học hệ sau đại học
- Cấu trúc và tính chất của vật liệu Silicat
- Lưu biến học trong Công nghệ Vật liệu Silicat
- Những phát triển mới trong KH-CN thủy tinh
- Khoa học và công nghệ vật liệu ceramic tiên tiến
- Chuyên đề Xi măng
- Xi măng và bê tông chất lượng cao
- Vật liệu thông minh
- Cơ sở lý thuyết công nghệ Gốm kỹ thuật và VLCL
Nghiên cứu & chuyển giao công nghệ
Nghiên cứu
Hướng Nghiên cứu
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi ứng dụng cho các loại nguyên liệu.
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng cho các sản phẩm truyền thống, phụ gia, men và chất màu gốm.
- Nghiên cứu các hệ vật liệu gốm-thủy tinh y sinh, gốm kỹ thuật, vật liệu ceramic tiến tiến.
- Nghiên cứu tái sử dụng phế thải của một số ngành công nghiệp vào sản xuất sản phẩm ngành Silicat
- Nghiên cứu giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trong các nhà máy ngành Silicat.
- Nghiên cứu về vật liệu nano, vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu thông minh…
Đề tài nghiên cứu
Đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, chi tiết xem trong lý lịch khoa học của các cán bộ.
Chuyển giao công nghệ
……………………