Bộ môn Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học và Thực phẩm
1. Giới thiệu Bộ môn
Tên Bộ môn: Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học và Thực phẩm
Địa chỉ: VP Bộ môn nhà C4 – 108 – ĐHBK Hà Nội
ĐT: +84-4-38680121, Email: SCE-DCE@hust.edu.vn
Website: http://chemeng.hust.edu.vn/index.php/vi/bomon/qttb
Bộ môn hiện có 17 cán bộ, trong đó có 1 GS, 1 PGS, 8 TS, 6 ThS, 1 KS. Số cán bộ giảng dậy là 15, cán bộ phục vụ giảng dậy là 2.
Bộ môn đảm nhiệm giảng dậy môn cơ sở ngành (Cơ sở các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm, phần 1, 2, 3 ,4), Đồ án môn học Quá trình và Thiết bị, Phương pháp số trong Công nghệ Hóa học cho sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học. Ngoài ra, còn giảng dậy các môn chuyên ngành cho các lớp Quá trình - Thiết bị CN Hoá học.
2. Chuyên ngành đào tạo
Chuyên ngành Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học (tên tiếng Anh là Chemical Engineering) là một trong những chuyên ngành đào tạo của Viện Kỹ thuật Hoá học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Mục tiêu đào tạo:
- Đào tạo Kỹ sư ngành rộng. Kỹ sư ra trường có trình độ tổng hợp, được trang bị các kiến thức sâu về quá trình, thiết bị công nghệ hoá chất, có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng thích ứng cao và có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu các quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất và thực phẩm để phục vụ tốt trong những lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
- Trang bị cho SV phương pháp tư duy, các nguyên lý và quy luật của Công nghiệp Hoá chất, các phương pháp chuyển qui mô thiết bị, năng lực tính toán và thiết kế các loại thiết bị và hệ thống thiết bị trong công nghiệp hoá chất, hoá dầu, thực phẩm và xử lý môi trường công nghiệp.
- Trang bị cho SV các phương pháp mô hình hoá và tối ưu hoá các quá trình công nghệ hoá chất. Khả năng lập trình để tính toán và tối ưu hoá các quá trình và thiết bị của các ngành công nghệ hoá chất. Trên cơ sở các kiến thức đã được trang bị SV có thể cải tiến hoặc thiết kế mới thiết bị cũng như đưa ra được các chế độ công nghệ tối ưu.
Sau khi tốt nghiệp, SV chuyên ngành Quá trình - Thiết bị công nghệ Hoá học có thể làm việc có hiệu quả ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy, cơ sở sản xuất trong nhiều lĩnh vực như sản xuất chế biến hoá chất, lọc hoá dầu, công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trường … Đến nay, số kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành đã và đang phát huy rất tốt trên nhiều lĩnh vực khác nhau và giữ những vai trò chủ chốt ở nhiều đơn vị công tác.
Thông tin liên hệ cựu sinh viên
Hiện nay, các cựu sinh viên và sinh viên có thể liên hệ qua các kênh tương tác sau:
- Liên hệ trực tiếp tại bộ môn, địa chỉ: phòng C4 - 109, Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Facebook bộ môn: facebook: https://www.facebook.com/bm.hoacong?fref=ts
Để đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi thông tin giữa các thế hệ sinh viên, bộ môn mong muốn được cập nhật thông tin của cựu sinh viên theo kênh dưới đây: Thông tin cựu sinh viên
- Thông tin liên hệ sẽ được cập nhật tại Thông tin liên hệ
Đào tạo
Chuyên ngành đào tạo
Bậc cử nhân kỹ thuật: đào tạo cử nhân Kỹ thuật hóa học, định hướng Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học
Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật hóa học, định hướng Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học
Bậc đại học: đào tạo kỹ sư Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học
Chương trình đào tạo kỹ sư Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hóa học
Bậc sau đại học:
- Cao học: đào tạo Thạc sỹ Quá trình – Thiết bị Công nghệ hóa học (các khóa 2008 – 2010) và Thạc sỹ Kỹ thuật hóa học (các Khóa 2009 trở đi)
- Tiến sỹ: đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Quá trình – Thiết bị Công nghệ Hóa học, mã số 62.52.77.01
Bộ môn đã tích cực nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách chủ động, sáng tạo các đường lối chủ trương của Nhà trường về giáo dục đào tạo. Đã từng bước tăng cường quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật cho nền kinh tế nhiều thành phần bằng cách đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Đồng thời, bộ môn cũng đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng.
Các môn học do bộ môn giảng dạy:
1. Các môn cơ sở ngành Kỹ thuật hoá học
- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 1 (CH3400)
- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 2 (CH3410, CH3412)
- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 3 (CH3420)
- Quá trình thiết bị công nghệ hoá học 4 (CH3430)
- Đồ án Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học (CH3440)
- Phương pháp số trong công nghệ hóa học (CH3454)
2. Các môn cơ sở ngành Công nghệ sinh học
- Quá trình thiết bị cơ học (CH3402)
- Quá trình thiết bị truyền nhiệt, chuyển khối (CH3431)
- Đồ án Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học (CH3441)
3. Các môn chuyên ngành (bậc cử nhân và đại học)
- Phương pháp tối ưu trong CN Hóa học
- Kỹ thuật hóa học đại cương
- Mô hình và điều khiển trong CNHH
- QT & TB thuỷ lực và phân riêng cơ học
- Công nghệ màng
- Kỹ thuật công trình trong CN Hóa học
- Kỹ thuật phân riêng hệ nhiều cấu tử
- Kỹ thuật phản ứng
- Kỹ thuật hệ thống
- Truyền nhiệt và chuyển khối trong hệ phức tạp
- Kỹ thuật xử lý phế thải công nghiệp
- Thí nghiệm chuyên ngành
- Đồ án chuyên ngành
4. Các môn giảng dậy cho cao học
- Mô phỏng trong công nghệ hóa học
- Tối ưu hóa trong công nghệ hóa học
- Kỹ thuật màng và ứng dụng
- Kỹ thuật tách hệ nhiều cấu tử
- Phương pháp triển khai công nghệ hóa học
- Lý thuyết hệ đa phân tán và tập hợp hạt
- Kỹ thuật các quá trình hóa học
- Kỹ thuật công trình
- Công nghệ vật liệu Nano
- Quá trình và thiết bị Hóa sinh
- Sắc ký điều chế
Nghiên cứu Khoa học
Thông tin và số liệu nổi bật |
Số lượng cán bộ có học hàm GS, PGS |
02 |
Số lượng cán bộ có học vị TS (không kể GS, PGS) |
07 |
|
Số lượng cán bộ có học vị thạc sĩ |
06 |
|
Số lượng phòng thí nghiệm |
05 |
|
Mục đích nghiên cứu của Bộ môn |
Nghiên cứu ứng dụng |
1. Thông tin nghiên cứu
Lĩnh vực nghiên cứu |
|
Hướng nghiên cứu tiêu biểu của Khoa/ Viện/ Trung tâm (không quá 5 lĩnh vực mạnh nhất và đặc thù nhất) |
- Phân tách các hệ phức tạp (nhiều pha, nhiều cấu tử) - Tách chiết và tinh chế các hợp chất thiên nhiên - Mô phỏng các quá trình - Kỹ thuật màng - Công nghệ nano, xử lý nước thải |
Thế mạnh nghiên cứu |
|
Một số chương trình/dự án.đề tài nghiên cứu đặc biệt đã từng thực hiện (không quá 5 đề tài) |
- Đề tài cấp Nhà nước KC06-17CN: Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất thu hồi cồn phục vụ xuất khẩu. - Dự án SXTN cấp Nhà nước (KC06): Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và xây dựng dây chuyền sản xuất rượu đặc sản truyền thống năng suất 3 triệu lít / năm. - Nghị định thư hợp tác CHLB Đức: Ứng dụng nano titan di oxide làm xúc tác quang hóa để xử lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam (2012 - 2014). - Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ và tính toán, thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị trích ly có sự hỗ trợ của sóng siêu âm để tách polyphenol từ lá chè xanh thứ, phế phẩm. - Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực phẩm chức năng chứa hoạt chất Stevozit có tác dụng hỗ trợ bênh nhân tiểu đường từ cây cỏ ngọt Việt nam. |
Danh sách các phòng thí nghiệm nghiên cứu |
- Phòng 105 - C4: Phòng thí nghiệm thủy lực. - Phòng 106 - C4: Phòng thí nghiệm thủy cơ. - Phòng 107 - C4: Phòng thí nghiệm truyền nhiệt và chuyển khối. - Phòng 110 - C4: Phòng thí nghiệm truyền nhiệt - Phòng 303 - C3: Phòng thí nghiệm ứng dụng tin học trong CNHH |
Tầm nhìn/Mục tiêu chiến lược trong hoạt động nghiên cứu |
Nghiên cứu các kỹ thuật phân tách và tinh chế hiện đại theo định hướng tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trong ngành Công nghệ Hóa học, Thực phẩm và bảo vệ Môi trường. Ưu tiên nghiên cứu các kỹ thuật tích hợp nhiều phương pháp phân tách và tinh chế vào một quá trình. Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện: từ nghiên cứu lý thuyết, triển khai khảo sát thực nghiệm, lập mô hình quá trình, mô phỏng quá trình, tối ưu hóa và chuyển qui mô, tiến tới mục đích thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ và ứng dụng trong sản xuất. |
Các chuyên gia đầu ngành |
- GS. TSKH Nguyễn Bin - GS. TS Nguyễn Hữu Tùng - GS.TS Phạm Văn Thiêm |
Thành tựu nghiên cứu |
· Số lượng patent, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ: 01 (Quy trình thu hồi rượu etylic từ hỗn hợp cồn đầu). · Số lượng các bài báo khoa học công bố quốc tế (ISI): 22 · Các thành tựu khác: chuyển giao công nghệ cho Công ty Cồn rượu Thanh Ba (Phú Thọ), Công ty CP Khoáng sản Bắc Cạn |
Đối tác |
Các đơn vị/ doanh nghiệp đối tác trong và ngoài nước. Trong nước: - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hóa, Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện KH Vật liệu) - Công ty thiết kế hóa chất CECO - Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Đạm Ninh Bình Ngoài nước: - Trường đại học tổng hợp kỹ thuật Dresden, CHLB Đức - Trường đại học kỹ thuật Kaiseslautern, CHLB Đức - Trường đại học tổng hợp kỹ thuật kỹ thuật Berlin, CHLB Đức - Trường đại học kỹ thuật Menđeleep, CHLB Nga - Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) |
Các thông tin khác |
Cán bộ - Giảng viên
TS. Nghiêm Xuân Sơn
Giảng viên
PGS. TS. Đỗ Xuân Trường
Giảng viên
Các phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm thủy lực (Địa chỉ: C4 – 109, Người phụ trách: Đỗ Xuân Trường)
Các thiết bị chính:
1. Hệ thống thí nghiệm bơm ly tâm
2. Hệ thống thí nghiệm phân bố vận tốc
3. Hệ thống thí nghiệm RO
Các trang thiết bị chính
Hệ thống thí nghiệm xác định phân bố vận tốc trong ống dẫn
Hệ thống thí nghiệm xác định phân bố vận tốc trong ống dẫn
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
Đỗ Xuân Trường |
Từ khóa: |
Phân bố vận tốc |
|
Mô tả thiết bị: |
Thiết bị nhằm mục đích: - Xác định sự phân bố vận tốc của lưu thể trong ống tại các điểm khác nhau của mặt cắt ngang. |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Chiều dài đường ống: L = 6120 mm - Đường kính ống: d = 145 mm - Quạt ly tâm: 3kW. |
|
Các ghi chú khác |
Hệ thống thí nghiệm Bơm ly tâm
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
Đỗ Xuân Trường |
Từ khóa: |
Bơm ly tâm |
|
Mô tả thiết bị: |
Thiết bị nhằm mục đích: - Làm quen với hệ thống thiết bị bơm ly tâm và nắm được cách thao tác bơm. - Thành lập các đường đặc tính chính của bơm ứng với số vòng quay không đổi: H = f1 (Q); N = f2(Q); h = f3(Q); từ đó suy ra chế độ làm việc thích hợp nhất của bơm. |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Thể tích bể chứa: V = 2 m3 - Bơm ly tâm: 0,75kW. |
|
Các ghi chú khác |
Hệ thống thí nghiệm xác định chế độ chảy của chất lỏng
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
Đỗ Xuân Trường |
Từ khóa: |
Chế độ chảy |
|
Mô tả thiết bị: |
Thiết bị nhằm mục đích: - Quan sát các biến đổi xảy ra trong dòng chảy của chất lỏng (khí) ở các chế độ chuyển động khác nhau. - Xác định chế độ chuyển động của chất lỏng (khí). |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Ống thủy tinh, đường kính F = 25mm, chiều dài l = 1400 mm. |
|
Các ghi chú khác |
Hệ thống thí nghiệm Lọc chân không thùng quay
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
|
Từ khóa: |
Lọc chân không thùng quay |
|
Mô tả thiết bị: |
Thiết bị nhằm mục đích: - Làm quen với hệ thống lọc chân không thùng quay. - Xác định các hằng số của phương trình lọc và năng suất của máy lọc. |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Độ chân không giới hạn: 600 mmHg; - Đường kính thùng lọc: 500 mm2; - Bề mặt của thùng: 0,25 m2; - Bề mặt lọc: 0,068 m2; - Tốc độ quay: 0,186 - 1,86 vg/ph; - Công suất cần thiết: 5,7 kW; |
|
Các ghi chú khác |
Hệ thống thí nghiệm Trở lực đường ống
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
Đỗ Xuân Trường |
Từ khóa: |
Trở lực đường ống |
|
Mô tả thiết bị: |
Thiết bị nhằm mục đích: - Tìm quan hệ phụ thuộc giữa hệ số trở lực ma sát với chế độ chuyển động của chất lỏng l = f (Re). - Xác định các hệ số trở lực của bộ van, đột mở, đột thu, quan sát trở lực của đoạn ống mở dần và thu dần. |
|
Thông số kỹ thuật: |
||
Các ghi chú khác |
Hệ thống thí nghiệm Sấy tuần hoàn khí thải
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
Trần Mạnh Tiến |
Từ khóa: |
Sấy tuần hoàn khí thải |
|
Mô tả thiết bị: |
Thiết bị nhằm mục đích: - Làm quen và nắm được phương pháp thao tác hệ thống sấy bằng không khí nóng có tuần hòan khí thải. - Xác định quan hệ giữa vận tốc sấy và độ ẩm của vật liệu. - Xác định quan hệ giữa độ ẩm của vật liệu với thời gian sấy. |
|
Thông số kỹ thuật: |
||
Các ghi chú khác |
Phòng thí nghiệm chuyển khối
Hệ thống tháp chưng luyện quy mô bán công nghiệp
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị |
Người quản lý: |
Nghiêm Xuân Sơn |
Từ khóa: |
- Tháp chưng cất Inox |
|
Mô tả thiết bị: |
- Model và các tính năng chính của thiết bị/Hệ thống thiết bị |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền, đường kính 300 mm, chiều cao 6 m. |
|
Các ghi chú khác |
Hệ thống thí nghiệm cô đặc
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị
|
Người quản lý: |
Nghiêm Xuân Sơn |
Từ khóa: |
- Hệ thống cô đặc |
|
Mô tả thiết bị: |
- DIDACTA ITALIA |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Hệ thống cô đặc 2 nồi xuôi chiều |
|
Các ghi chú khác |
Hệ thống tháp chưng luyện thủy tinh
Hình ảnh thiết bị/hệ thống thiết bị
|
Người quản lý: |
Nghiêm Xuân Sơn |
Từ khóa: |
- Tháp chưng cất thủy tinh |
|
Mô tả thiết bị: |
- ISO PAD |
|
Thông số kỹ thuật: |
- Hệ thống chưng luyện 11 đĩa, có điều khiển tự động. |
|
Các ghi chú khác |
Thông tin của Bộ môn
Quy cách trình bày đồ án môn học
http://www.mediafire.com/file/g6jdhd0b53cc2n8/quy%20cach%20trinh%20bay%20do%20an%20mon%20hoc.doc
Đề nghị sinh viên trình bày đồ án môn học theo Form trên đây.
Bài thí nghiệm QTTB |
Đề cương các môn học
|
Quy định đối với sinh viên học TN môn QTTB 1
LỊCH TRÌNH
-Đăng ký trên hệ thống của Phòng đào tạo
- Theo dõi các thông báo về lịch thí nghiệm và chia nhóm thí nghiệm trên bảng tin của Bộ môn Quá trình Thiết bị Công nghệ Hóa - Thực phẩm hoặc trên trang web của Bộ môn (http://chemeng.hut.edu.vn/index.php/vi/bm/qttb)
- Tham gia thí nghiệm đầy đủ và nộp đủ báo cáo thí nghiệm
TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM
-Sinh viên mua tài liệu thí nghiệm tại Bộ môn (có dấu đỏ) trong buổi hướng dẫn qui chế thí nghiệm
CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
-Trước khi tiến hành thí nghiệm, phải chuẩn bị kiến thức cơ bản thông qua việc nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thí nghiệm và tham khảo các sách chuyên nghành khác., cần chú ý các nét chính:
+ Tên bài thí nghiệm
+ Mục đích thí nghiệm
+ Cơ sở lý thuyết
+ Thao tác thí nghiệm
+ Lấy số liệu và phương pháp xử lý số liệu
-Trả lời các câu hỏi được in trong tài liệu hướng dẫn thí nghiệm ra giấy có ghi đầy đủ họ tên sinh viên, lớp, mã số sinh viên,….
TRONG CÁC BUỔI THÍ NGHIỆM
-Đi thí nghiệm đúng giờ. Sau 15 phút (tính từ 7h30) không được vào thí nghiệm
-Tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn thí nghiệm, không tự tiện rời phòng thí nghiệm trong thời gian làm thí nghiệm nếu không được sự cho phép của cán bộ hướng dẫn thí nghiệm
- Sau khi kết thúc thí nghiệm: dọn dẹp phòng thí nghiệm, ghi số liệu vào Nhật ký thí nghiệm (theo các bài)
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
-Điểm chuyên cần (thang điểm 10): là điểm do cán bộ hướng dẫn thí nghiệm đánh giá (đánh giá trong cả học kỳ)
+ Đến thí nghiệm đúng giờ
+ Chuẩn bị bài đầy đủ (đánh giá cả phần chuẩn bị ra giấy và phần vấn đáp với thầy cô hướng dẫn)
+ Thái độ thực hiện thí nghiệm
+ Phương pháp thực hiện thí nghiệm
Lưu ý:
-Sinh viên không được phép bỏ bất kỳ một buổi thí nghiệm nào. Chỉ giải quyết cho làm bù thí nghiệm với các sinh viên bị ốm và có giấy cho phép nghỉ học của bác sỹ tại các bệnh viện hoặc trạm xá trường ĐHBK.
-Nếu sinh viên vắng từ 01 buổi trở lên, sẽ bị đánh giá điểm 0 thi cuối kỳ.
-Điểm giữa kỳ (thang điểm 10): là điểm trung bình của 2/3 tổng số bài báo cáo thí nghiệm đầu tiên
-Điểm kết thúc học phần (thang điểm 10): điểm trung bình các bài thí nghiệm được đánh giá dựa trên báo cáo thí nghiệm
-Báo cáo thí nghiệm: phải được trình bày cẩn thận trên giấy A4, các đồ thị phải vẽ trên giấy kẻ ly, nội dung báo cáo bao gồm:
+ Họ tên, lớp, MSSV
+ Tên bài thí nghiệm
+ Mục đích thí nghiệm
+ Các số liệu: số liệu tra bảng, số liệu sẵn có, số liệu từ thí nghiệm v.v...
+ Trình bày cách xử lý số liệu
+ Kết quả
+ Nhận xét thí nghiệm
-Đối với thí nghiệm QTTB 1: Các bài báo cáo thí nghiệm nộp ngay cuối mỗi buổi thí nghiêm, riêng bài thí nghiệm số 3 (Xác định trở lực đường ống) về nhà làm buổi thí nghiệm sau nộp.
-Đối với thí nghiệm QTTB 2: Các bài báo cáo thí nghiệm được về nhà làm và buổi thí nghiệm sau nộp.
LÀM BÙ THÍ NGHIỆM
-Xin phép nghỉ: Ngay hôm nghỉ, sinh viên phải gọi điện thoại đến bộ môn gặp người hướng dẫn thí nghiệm trực tiếp nhóm của mình để xin phép. Riêng các trường hợp trục trặc trên đường đi, phải gọi điện đến bộ môn báo và ngay sau khi giải quyết xong việc phải trực tiếp đến bộ môn xin phép và đăng ký thí nghiệm bù luôn.
-Ngay sau khi nghỉ (có phép), sinh viên phải liên lạc với Bộ môn để làm đơn đăng ký làm bù thí nghiệm.
-Bộ môn chỉ giải quyết đơn xin làm bù thí nghiệm nhận được muộn nhất là sau khi kết thúc thí nghiệm 1 tuần.
Chương trình tính toán các quá trình thiết bị:
1. Quá trình Cô đặc:
http://www.mediafire.com/file/l73yazqa66vyewa/Code%26Exe.rar
2. Quá trình Chưng luyện:
http://www.mediafire.com/file/hyode3gfkg7py6g/Chung%20luyen.rar