Văn phòng: Phòng 111 - Nhà C5
Điện thoại: +84 24 3868 0122
E-mail: sce-decp@hust.edu.vn
 

Bộ môn Công nghệ Điện hóa và Bảo vệ kim loại đào tạo kỹ sư công nghệ (hệ 5 năm), cử nhân (hệ 4 năm) và nghiên cứu trong các lĩnh vực:

  1. Công nghệ bề mặt (Mạ điện, lớp phủ vô cơ, mạ nhúng nóng, các công nghệ xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp hóa học và điện hóa…).
  2. Công nghệ sản xuất pin - ắc quy.
  3. Công nghệ điện phân sản xuất các hóa chất (sản xuất xút - clo, dioxit mangan điện giải (EMD), điện phân kim loại từ muối nóng chảy, điện phân tinh chế kim loại …).
  4. Các công nghệ chống ăn mòn kim loại (công nghệ bảo vệ catốt, bảo vệ anốt, sử dụng chất ức chế ăn mòn…).
  5. Nghiên cứu các vật liệu mới, năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường sử dụng phương pháp điện hóa.
  6. Thu hồi kim loại quý, đất hiếm từ rác thải điện, điện tử.

Hiện nay, Bộ môn Công nghệ Điện hóa và Bảo vệ kim loại - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo các kỹ sư trong ngành mạ điện và xử lý bề mặt, công nghệ sản xuất pin - ắc quy, chống ăn mòn kim loại và là một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực này.

Ngoài ra, Bộ môn còn đào tạo các khóa ngắn hạn cho công nghiệp như: Ăn mòn và bảo vệ kim loại trong các môi trường công nghiệp, Mạ điện, Điện phân nóng chảy,...

Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ

Các hướng nghiên cứu cơ bản:

- Vật liệu điện hóa tiên tiến:

  • Chế tạo vật liệu từ cấu trúc micro và nano có các tính chất từ bằng phương pháp điện hóa. Các vật liệu đã nghiên cứu bao gồm (vật liệu từ mềm, vật liệu Co/Cu hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR), từ kháng khổng lồ (GMI) dạng màng mỏng, dây compozit), biến tính điện hóa vật liệu vô định hình/nano tinh thể.
  •  Vật liệu cho các loại nguồn điện: Nghiên cứu vật liệu nano trên cơ sở ôxit mangan (đioxit mangan, MnO2 có pha tạp kim loại, LiMnO) dùng làm vật liệu điện cực cho siêu tụ và ắc qui ion Liti.
  •  Sản xuất vật liệu cho xử lý môi trường: Vật liệu cấu trúc nano của oxit mangan, kẽm.
  •  Ứng dụng thiết bị vi lỏng (microfluidic devices) trong CNHH: sensor hóa học và thiết bị tổng hợp hóa học trên nền thiết bị vi lỏng.

- Phát triển quá trình mới đối với công nghệ xử lý bề mặt: 

  • Mạ trên nhựa, mạ trên nhôm, các quá trình thân thiện môi trường (như công nghệ Cr(III), thay thế cyanua...).

Chống ăn mòn:

  • Chống ăn mòn cho công trình thép và bê tông cốt thép bằng kỹ thuật điện hóa: bảo vệ catốt, bảo vệ anốt. Chế tạo vật liệu anốt hy sinh; anốt phụ và catốt phụ cho các hệ bảo vệ điện hóa.
  • Chống ăn mòn cho kim loại bằng các công nghệ thân thiện môi trường: các lớp phủ chức năng cho vật liệu (lớp phủ vô định hình, lớp phủ composit kim loại), chất ức chế ăn mòn thân thiện môi trường. 

- Điện phân:

  • Điện phân MnO2, Cu, Zn, Ni, Cd, Sb và các kim loại đất hiếm La, Ce... từ quặng.
  • Thu hồi các kim loại quý và đất hiếm từ rác thải điện, điện tử.

Các nghiên cứu định hướng chuyển giao công nghệ

  • Công nghệ mạ lên nền nhựa; mạ lên hợp kim nhôm- xử lý bề mặt nhôm; mạ compozit các hệ Ni,Cu/hạt phân tán kích thước micro- nano.

  • Công nghệ điện hóa thân thiện môi trường: mạ từ dung dịch Cr(III); công nghệ mạ thay thế xyanua; tái chế thu hồi bã thải mạ; Công nghệ tạo lớp phủ vô cơ (phot phát hóa, tạo màng oxit, biến tính gỉ...); Các chất ức chế ăn mòn; chất tẩy gỉ, tẩy cặn.

  • Công nghệ sản xuất anot hy sinh bảo vệ cho công trình thép trong biển, trong đất; công trình bê tông cốt thép.

Các doanh nghiệp phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm: 

Công ty Cổ phần Hóa chất Việt trì, Công ty Ắc quy Tia sáng, Công ty Nhôm Đông Anh, Petrovietnam, Vinasshin, HONDA Việt Nam, Công ty luyện đồng Tằng Loỏng và một số công ty của Nhật (Sumitomo, Showa Denko...).

Các nghiên cứu định hướng cơ bản- hợp tác quốc tế 

  • Chế tạo vật liệu từ: Vật dạng màng mỏng FeCoNi/Cu hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR), dây micro đa lớp (Cu/CoP, Cu/FeNi, CuBe,glass/FeNi) hiệu ứng từ kháng khổng lồ (GMI) (Hợp tác với CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật)
  • Chế tạo vật liệu nao bằng phương pháp Sol-gel (Hợp tác với Hàn Quốc)
  • Nghiên cứu ăn mòn trong môi trường bê tông (Hợp tác với Bỉ)
  • Thu hồi kim loại từ bùn thải điện tử (Hợp tác với Vương Quốc Anh)
  • Vật liệu nguồn điện (Hợp tác với Đài Loan).

Đào tạo

Kể từ ngày thành lập tới nay, Bộ môn đã và đang đào tạo được khoảng 600 kỹ sư hệ chính quy, thêm vào đó là đào tạo được 10 tiến sỹ và nhiều thạc sỹ. Số lao động trình độ cao đó đang phục vụ khắp mọi miền tổ quốc, nhiều người hiện đang giữ các trọng trách và cương vị cấp cao của các Tổng công ty, các Công ty và các Viện nghiên cứu.

Các môn học Đại học  Các môn Cao học
Tên môn học
Mã số
Tên môn học Mã số
Điện hoá lý thuyết
CH4120
 Kỹ thuật điện phân sản xuất vật liệu
 CHEAO 2.26
Công nghệ Mạ điện
CH4122
 Nguồn điện nâng cao
 CHEAO 2.27
Điện hoá bề mặt
CH4124
 Xử lý bề mặt bằng phương pháp Hóa học và Điện hóa
 CHEAO 2.28
Thiết bị và phương pháp thiết kế trong CN điện hoá
CH4126
 Các công nghệ Bảo vệ kim loại
 CHEAO 2.29
Ăn mòn kim loại
CH4128
 Động học các quá trình điện cực
 CHESO 2.26
Điện phân thoát kim loại
CH4130
 Điện hóa nâng cao
 CHEAO 2.27
Điện phân không thoát kim loại
CH4132
 Vật liệu tích thoát năng lượng
 CHESO 2.28
Tổng hợp Hữu cơ bằng phương pháp điện hoá
CH4134
 Khoa học ăn mòn nâng cao
 CHESO 2.29
Thí nghiệm chuyên ngành
CH4136
 
 
Nguồn điện hoá học
CH4140
 
 
Thực tập nhận thức
CH4146
 
 
Thực tập kỹ thuật
CH4148
 
 
Thực tập tốt nghiệp
CH5003
 
 
Đồ án chuyên ngành
CH5103
 
 
Đồ án tốt nghiệp
CH5103
 
 
Vật liệu học điện hoá
CH4138
 
 
Gia công xử lý bề mặt bằng phương pháp hoá học và điện hoá
CH4142
 
 
Điện hoá và xử lý môi trường
CH4125
 
 
Kỹ thuật đo điện hoá
CH4127
 
 
Ăn mòn và bảo vệ vật liệu trong môi trường khí quyển
CH4129
 
 

  

Cán bộ - Giảng viên

GS. TS. Mai Thanh Tùng

GS. TS. Mai Thanh Tùng

Giảng viên cao cấp
ThS. Nguyễn Tuấn Anh

ThS. Nguyễn Tuấn Anh

Cán bộ kỹ thuật