Bộ môn Công nghệ Giấy - Nhuộm được thành lập từ năm 1968 tại Phân hiệu Công nghiệp nhẹ của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khóa kỹ sư đầu tiên ra trường là khóa 11 của Trường.
Năm 1977 khi phân hiệu Công nghiệp nhẹ nhập về Trường Đại học bách Khoa Hà Nội, nhóm Giấy sáp nhập vào Bộ môn Công nghiệp Hóa học và thời gian này các cán bộ ngành kỹ thuật Giấy dưới sự lãnh đạo của Khoa Hóa kỹ thuật đã xây dựng và đưa vào sản xuất thành công xưởng sản xuất giấy đáp ứng nhu cầu thực tập và giấy in, giấy viết của Trường. Năm 1980 nhóm Giấy chuyển sang Bộ môn Cao phân tử - Khoa Hóa Kỹ thuật.
Năm 2006 Bộ môn công nghệ Xenluloza & Giấy được thành lập mới, tách từ Bộ môn công nghệ Hữu cơ - Hóa dầu. Hiện nay là cơ sở đào tạo Cử nhân, Kỹ sư ngành giấy lớn nhất Việt Nam.
Từ tháng 3/2019 Bộ môn hợp nhất với Trung tâm Polyme thành Trung tâm Công nghệ Polyme - Compozit và Giấy, đào tạo 02 Chuyên ngành, là Kỹ thuật Polyme - Compozit và Kỹ thuật Xenlulo - Giấy.
Chức năng hoạt động:
- Đào tạo: Cử nhân & Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học, Cử nhân công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Chuyên ngành Kỹ thuật Xenlulo - Giấy; Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học.
- Nghiên cứu khoa học, tư vấn và dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Sản xuất bột giấy và giấy; Công nghệ vật liệu xơ sợi; Xử lý chất thải công nghiệp Giấy; Chế biến sinh-hóa học sinh khối thực vật; Sản xuất vật liệu mới, hóa chất từ sinh khối gỗ; Hóa học gỗ và Kỹ thuật hóa học.
Kiến thức, kỹ năng mà sinh viên được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
-Lĩnh vực Công nghiệp giấy:
Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về:
- Hóa học sinh khối và công nghệ vật liệu chứa xơ sợi nguồn gốc tự nhiên;
- Toàn bộ công nghệ hiện đại và thiết bị sản xuất bột giấy và các sản phẩm giấy (giấy in, giấy viết, giấy bao bì, giấy vệ sinh, giấy đặc biệt (https://www.facebook.com/cngiaybk/videos/239681366701231);
- Toàn bộ Kỹ thuật sản xuất bao bì (Bao vì chất dẻo và bao bì giấy)
- Công nghệ sinh học ứng dụng, ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp giấy (ứng dụng enzyme và VSV cho sản xuất bột giấy và giấy, xử lý nước thải);
- Xử lý môi trường công nghiệp giấy, ...
- Kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất, thuyết trình, hoạt động nhóm.
Sinh viên được tham gia nghiên cứu khoa học theo nguyện vọng, các hoạt động ngoại khóa, thỏa thích trãi nghiệm và sáng tạo, có thể tham gia vào chế tạo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chất bảo quản tự nhiên, vật liệu nano ở quy mô phòng thí nghiệm, nơi có góc học tập dành riêng cho sinh viên.
Đào tạo bài bản để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành giấy, với trên 500 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm bột giấy và giấy, và trên 800 doanh nghiệp sản xuất và gia công bao bì, phân bố trên khắc cả nước.
Hầu hết các doanh nghiệp ngành giấy là những doanh nghiệp cổ phần, vốn đầu tư nước ngoài (FDI), quy mô công suất ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy trong nước và xuất khẩu. Hiện quy mô đầu tư của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt >2 tỉ USD.
Giấy các loại là sản phẩm gần gũi và thiết yếu đối với mỗi người trong sinh hoạt, văn hóa và hoạt động công nghiệp, vì vậy công nghệ sản xuất là công nghệ thân thiện môi trường. Tăng trưởng công nghiệp chế biến gắn liền với nhu cầu tăng về giấy bao bì.
- Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới và hóa chất từ gỗ và nguyên liệu chứa xenlulo:
Gỗ là nguồn nguyên liệu tái sinh dồi dào, có thể thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch (khí đốt, dầu mỏ, than đá), để sản xuất ra hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hóa học. Sản phẩm có số lượng lớn nhất và gần gũi nhất với con người, được sản xuất từ xenlulo (từ gỗ) là etanol. Bên cạnh đó một loạt hóa chất khác mà chúng ta sử dụng hằng ngày, như carboxymethylcellulose (CMC), hydroxyethyl methyl cellulose (HEMC) hay hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC), ... đang được sử dụng làm tá dược, chất độn thực phẩm (mì ăn liền, bánh, kem sữa, ...), công nghiệp gốm sứ & vật liệu xây dựng, nội thất. Vì vậy bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trong mì ăn liền có tới 30-40% là các chất nêu trên, kem đánh răng, kem sữa hay một loạt các sản phẩm khác gần gũi với con người mỗi ngay đều có mặt của các sản phẩm từ xenlulo của gỗ. Người ta ngày càng ăn nhiều hơn các chất độn thực phẩm là hợp chất từ xenlulo, bởi nó giúp chống béo phì, tiêu hóa tốt hơn, ...
Trong số các loại vật liệu phổ biến và tiềm năng có thể kế đến, là sợi dệt từ xenlulo axetat, màng bọc thực phẩm từ xelophan, vật liệu chống cháy, vật liệu cách âm cách điện từ xenlulo hay nanoxenlulo sử dụng trong dược phẩm, chế tạo vật liệu mới & vật liệu tiên tiến, xử lý môi trường, ...
Trong số các loại hóa chất phổ biến và tiềm năng có thể kể đến, là các hóa chất cơ bản, như Levulinic axit, Furfural, Hydroxymethylfurfural, ..., làm tiền chất tổng hợp nhiều loại hóa chất quan trọng và cần thiết, hay làm phụ gia nhiên liệu.
Bên cạnh đó còn hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm khác mà cả Thế giới đang tập trung đầu tư phát triển công nghệ sản xuất. Tất cả đã và đang được thực hiện trong lĩnh vực chuyên ngành công nghệ xenlulo.
ÂÂÂÂÂÂÂÂ
- Đào tạo nâng cao kỹ năng thực tế:
Sinh viên năm cuối (học kỳ 9-10) được tham gia khóa đào tạo (bán thời gian) nâng cao kỹ năng thực tế tại các doanh nghiệp ngành giấy, được tài trợ 100% kinh phí và cấp học bổng trong thời gian tham gia khóa học. Khóa học có thể kết hợp với học phần Thực tập tốt nghiệp, nhằm trang bị cho sinh viên toàn bộ kiến thức và kỹ năng thực tiễn trên mô hình của doanh nghiệp, sinh viên không chỉ được tìm hiểu mà trực tiếp tham gia vận hành dây chuyền sản xuất; kiểm nghiệm nguyên vật liệu, sản phẩm; quản lý và điều hành sản xuất. Thông qua khóa học, những Cử nhân/Kỹ sư tương lai được học tập nâng cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, hình thành kỹ luật lao động, tâm lý tự tin, sẵn sàng làm việc trong môi trường công nghiệp, đồng thời có nhiều cơ hội được các doanh nghiệp ngành giấy và ngành nghề liên quan tuyển dụng.
Cơ hội việc làm và chế độ đãi ngộ đối với CN, KS tốt nghiệp:
Công nghiệp giấy là một trong 10 ngành công nghiệp trọng yếu, thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, do Cục Công nghiệp-Bộ Công thương quản lý.
Với tiềm năng nguyên liệu lớn (mỗi năm nước ta đang xuất khẩu >10 triệu tấn dăm mảnh gỗ nguyên liệu giấy) và nhu cầu trong nước không ngừng tăng (dự báo đến năm 2025 đạt >100 kg giấy/người), công nghiệp giấy đã có những chuyển biến lớn về cải tạo công nghệ, thiết bị, tăng quy mô công suất và đa dạng hóa sản phẩm. Nhiều dự Án sản xuất bột giấy và giấy quy mô lớn (100.000 – 1.000.000 tấn/năm) đã đi vào hoạt động và đang triển khai, được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường; hệ thống điều khiển và quản trị doanh nghiệp hiện đại, môi trường làm việc năng động, minh bạch, chế độ đã ngộ hợp lý và nhiều cơ hội phát triển. Trong số các doanh nghiệp ngành giấy, chỉ còn duy nhất Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, còn lại là cadc doanh nhiệp cổ phần, tư doanh. Đặc biệt các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, như Vinakraft, Lee Man, Cheng Loong, Chánh Dương, Graz, Kraft of Asia Paperboad & Packaging, ..., có công suất tới 1 triệu tấn giấy/năm, với dây chuyền sản xuất hiện đại nhất thế giới, đã làm nên diện mạo mới của ngành giấy.
Nhiều doanh nghiệp ở cách xa thành phố lớn (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, ...) Có nhà ở tập thể, khu thể thao, giải trí, có xe đưa đón cán bộ, công nhân về thành phố đầu-cuối tuần.
Ngoài khối công nghiệp ra, CN và KS tốt nghiệp có thể được tuyển dụng vào các Cơ quan, Tổ chức khác, nơi có nhu cầu công tác liên quan đến sản phẩm giấy, như Tổng cục đo lường, Tổng Cục Hải quan, Bộ Công An, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường, ...; các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị và hóa chất ngành giấy, kiểm định chất lượng sản phẩm, ..., tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, ...; các Tập đoàn nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp giấy và hóa chất, như Elof Hansson, Valmet, Andritz, Eka Chemicals, Amazon, Marubeni, Buckman, ...
Sinh viên tham gia NCKH được giới thiệu học bổng học sau đại học (ThS, TS) tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, châu Âu... Số lượng các công bố quốc tế ngày càng tăng, tạo có hội cho sinh viên được học tập và phát triển bản thân ở tầm Khu vực và Quốc tế.
Một trong những thế mạnh của chuyên ngành, là hệ thống cựu sinh viên lớn mạnh, làm việc khắp cả nước, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ người mới tốt nghiệp. Thông tin việc làm cập nhật, tuyển dụng linh hoạt.
Â
Học bổng sau đại học
Mỗi năm xét và hỗ trợ 2-3 suất học bổng học Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Hóa học tích hợp với chương trình Kỹ sư (Học tiếp Cao học sau khi tốt nghiệp Kỹ sư). Học bổng bao gồm 100% học phí cho toàn bộ khóa học của Chương trình đào tạo Thạc sỹ KTHH, toàn bộ kinh phí thực hiện Luận văn ThS cùng các chế độ phụ cấp khác. Để rút ngắn thời gian học tập, trong thời gian học chương trình KS, sinh viên có thể đăng ký các học phần học trước cho Chương trình đào tạo Thạc sĩ.
Cán bộ giảng dạy thuộc Nhóm chuyên môn:
- PGS.TS.Lê Quang Diễn
- PGS.TS.Phan Huy Hoàng
- TS.Nguyễn Thị Minh Phương
- TS.Nguyễn Hoàng Chung
- TS.Thái Đình Cường
Cán bộ đã tham gia giảng dạy/công tác:
- PGS.TS. Đỗ Văn Bá
- KS. Nguyễn Thị Minh Châu
- KS. Nguyễn Văn Hai
- KS. Phạm Thị Dương Minh
- KS. Lê Kim Vân
- ThS. Trần Trung Trụ
- KS. Vũ Tiến Hy
- KS. GVC. Bùi Ánh Hòa
- TS. Lê châu Thanh
- KS.GVC. Phạm Thanh Thoại
- PGS.TS. Hồ Sĩ Tráng
- PGS.TS. Doãn Thái Hòa
- ThS. Lê Văn Hiệp
- KS. Phạm Thị Hiển
- ThS. Lê Mai Oanh
- TS. Hoàng Thị Minh Châu
- TS. Nguyễn Trung Thành
Địa chỉ liên hệ và thông tin bổ sung:
Phòng 202 nhà C4-5, khuôn viên ĐHBK HN
Email: sce-ppt@hust.edu.vn
Cán bộ - Giảng viên
PGS.TS. Lê Quang Diễn
Trưởng Bộ môn
TS. Thái Đình Cường
Giảng viên cao cấp
Trưởng Ban Công tác sinh viên
TS. Nguyễn Hoàng Chung
Phó trưởng Bộ môn
TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Giảng viên
Đào tạo
Mục tiêu đào tạo:
Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng:
(1)Về công nghệ và sản xuất:
- Phân tích các vấn đề khoa học kỹ thuật, xây dựng và áp dụng các giải pháp về công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trên cơ sở nghiên cứu và lựa chọn tài liệu kỹ thuật, các phát minh sáng chế mới, kết hợp với kiến thức thực tiễn;
- Tổ chức và thực hiện kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm và sản phẩm trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Nghiên cứu và áp dụng các quy trình công nghệ và quy trình sản xuất bột giấy và giấy, đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất;
- Lựa chọn và sử dụng hiệu quả trang thiết bị công nghiệp, nguyên liệu và vật liệu phụ trợ;
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật về điều chỉnh và thiết kế các bộ phận hoặc công đoạn của dây chuyền sản xuất theo quy trình sản xuất;
- Vận hành quá trình sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất bột giấy và giấy.
(2) Về thiết kế, chế tạo:
- Phân tích các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết, đưa ra mục tiêu và các giải pháp về thiết kế các sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trên cơ sở kiến thức chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật cập nhật và kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn;
- Thiết kế các dây chuyền công nghệ mới trong sản xuất bột giấy và giấy;
- Lựa chọn các thông số công nghệ, tính toán thiết kế, lập luận kinh tế-kỹ thuật và lựa chọn thiết bị;
- Phân tích và lập dự toán thiết kế trong sản xuất bột giấy và giấy;
- Phân tích và đánh giá các phương án tối ưu đối với từng công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất;
- Soạn thảo tài liệu kỹ thuật, bao gồm các nhịêm vụ kỹ thuật, hướng dẫn vận hành thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ sản xuất bột giấy và giấy;
(3)Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Phân tích các vấn đề đương đại, xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học-công nghệ trong lĩnh vực chế tạo hóa chất và vật liệu mới từ sinh khối lignoxenlulo (bao gồm hóa chất cơ bản; nhiên liệu sinh học; phụ gia nhiên liệu; protein vi sinh; cellulose vi sinh; vật liệu xúc tác, hấp phụ/siêu hấp phụ; vật liệu siêu lọc; nanocellulose và vật liệu mới trên nên nanocellulose);
- Lập kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất bột giấy và giấy, chế biến sinh-hóa học vật liệu lignoxenlulo.
(4) Về tổ chức, quản lý:
- Tổ chức lao động tập thể trong điều kiện vận hành sản xuất, bao gồm lập kế hoạch sản xuất, các nhiệm vụ kỹ thuật và thiết kế và quản lý, điều hành quá trình triển khai thực hiện chúng; tìm ra các giải pháp tối ưu cho sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, giá thành và thời gian sản xuất, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh và an toàn khi sử dụng;
- Lập quy trình (trình tự tiến hành) từng công việc thuộc phạm vi kỹ thuật, công nghệ; phân bố trang thiết bị, máy móc và bố trí chỗ làm việc hợp lý đối với công nhân vận hành;
- Giám sát kỹ thuật và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Phân tích kinh tế-kỹ thuật đối với quá trình sản xuất.
Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất bao bì:
1.1. Các xu hướng và phương hướng phát triển công nghệ sản xuất bột giấy và giấy;
1.2. Kiến thức cơ sở về công nghệ và thiết bị sản xuất bột giấy và giấy;
1.3. Yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm bột giấy và giấy;
1.4. Các nguyên tắc và phương pháp cơ bản về tính toán, thiết kế các quá trình công nghệ và quy trình sản xuất bột giấy và giấy;
1.5. Các nguyên tắc và phương pháp cơ bản về tính toán và thiết kế thiết bị công nghệ trên cơ sở tiếp cận và phân tích một cách hệ thống về công dụng, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị;
1.6. Chức năng và điều kiện vận hành của các công trình công nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên ngành;
1.7. Phương pháp lập luận kinh tế-kỹ thuật trong thiết kế và lập dự án, tổ chức sản xuất và cơ sở marketing;
1.8. Các phương tiện và công cụ tính toán kỹ thuật, tin học, truyền thông và thông tin;
1.9. Cơ sở quản lý, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất;
1.10. Chế độ lao động, nguyên tắc vệ sinh an toàn lao động.
2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp, tâm lý sẵn sàng làm việc trong môi trường công nghiệp;
2.1. Nghiên cứu và thiết kế các đối tượng thuộc lĩnh vực công nghệ sản xuất bột giấy và giấy;
2.2. Tổ chức và triển khai các nghiên cứu khoa học-công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bột giấy và giấy, chế biến sinh-hóa học nguyên liệu lignoxenlulo;
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của các quá trình sản xuất và sử dụng bột giấy và giấy;
2.4.Lập luận, phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành;
2.5. Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
2.6. Năng động, sáng tạo và nghiêm túc trong công việc chuyên môn;
2.7.Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
2.8.Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học tập suốt đời;
3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
3.1. Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
3.2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
3.3. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
4. Năng lực xây dựng, phát triển hệ thống, thiết kế sản phẩm và đề xuất các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường hiện đại:
4.1.Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;
4.2.Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;
4.3. Năng lực tham gia thiết kế hệ thống và các quá trình công nghệ, thiết kế sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, sản xuất hóa chất;
4.4. Năng lực tham gia thực thi triển khai việc thiết kế hệ thống và quy trình công nghệ, sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, sản xuất hóa chất;
4.5. Năng lực vận hành, khai thác các hệ thống thiết bị, dây chuyền sản xuất để đưa ra các sản phẩm theo yêu cầu cũng như thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật vào việc tăng hiệu quả, hiệu suất của quá trình.
2. Các học phần Chương trình Đại học: Cử nhân và Kỹ sư Kỹ thật Hóa học- Chuyên ngành Kỹ thuật Xenlulo-Giấy:
+ Các học phần bắt buộc CT Cử nhân KTHH:
- Công nghệ sản xuất bột giấy;
- Công nghệ sản xuất giấy;
- Thí nghiệm chuyên ngành;
- Đồ án chuyên ngành.
+ Các học phần bắt buộc CT Kỹ sư KTHH:
- Hóa học sinh khối;
- Công nghệ hóa chất và vật liệu mới trên nền xenlulo;
- Công nghệ tái chế giấy;
- Xử lý và tận dụng chất thải công nghiệp giấy;
- Kiểm soát chất lượng các sản phẩm bột giấy và giấy;
- Thí nghiệm công nghệ bột giấy và giấy.
- Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất bột giấy và giấy.
+ Các học phần tự chọn CT Kỹ sư KTHH:
- Tính chất của giấy và thử nghiệm;
- Kỹ thuật sản xuất cactong và bao bì giấy;
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp giấy và polyme sinh học;
- Công nghệ sản xuất giấy tissue.
Thành tích đào tạo
- Đào tạo Đại học: > 800 Kỹ sư chính quy và tại chức;
- Sau đại học: ThS 54; TS 05
Hiện nay mỗi khóa có 1 lớp 30-35 Kỹ sư tốt nghiệp ra trường. Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ hóa học, hóa học gỗ và xenlulo, công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, được thực tập tại các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy.
Các Kỹ sư, ThS, TS tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực Sản xuất bột giấy và giấy, Sản xuất vật liệu, Chế biến hóa-sinh học sinh khối thực vật, Công nghệ hóa học, tại các Nhà máy giấy, các Công ty kinh doanh hóa chất thiết bị, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước.
Nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ
CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:
- Phân tích, nghiên cứu tính chất hóa-lý học của gỗ và nguyên liệu thực vật xơ sợi;
- Cải tiến các phương pháp nấu, tẩy trắng bột giấy và sản xuất giấy truyền thống;
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy và các sản phẩm giá trị gia tăng từ phế phụ phẩm, phế thải nông-lâm nghiệp;
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ keo tinh bột, keo CMC sử dụng cho dán gỗ/giấy;
- Xử lý nước thải công nghiệp giấy;
- Chuyển hóa sinh khối lignoxenlulo thành hóa chất cơ bản và nhiên liệu sinh học (etanol, các hợp chất furan, axit levulinic, axit lactic, PLA, bio-oil...);
- Phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu mới, vật liệu nano trên nền xenlulo (nanoxenlulo, vật liệu khử mặn nước, màng phủ nano dùng cho trái cây tươi và thực phẩm, đồ đựng thực phẩm và bao bì từ nanoxenlulo compozit);
- Nghiên cứu chế tạo xúc tác zeolite thế hệ mới và xúc tác axit rắn từ sinh khối lignoxenlulo;
- Tham gia xây dựng các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn ngành, Đánh giá Phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO, VILAS... ngành giấy;
- Tư vấn kỹ thuật-công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, gia công và sử dụng giấy, chế biến hóa học gỗ, ván công nghiệp.
Qua kết quả nghiên cứu khoa học, đã hình thành nhóm nghiên cứu "Vật liệu mới và hóa chất từ sinh khối lignoxenlulo" (Lignocellulosic Biomass based new materials and platform chemicals in Vietnam), bao gồm các nghiên cứu cơ bản và cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm về công nghệ chuyển hóa nguyên liệu xơ sợi (gỗ, phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải công nghiệp giấy) thành vật liệu mới, vật liệu nano, hóa chất "xanh", ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, môi trường, dược phẩm, mỹ phẩm, ...
DỰ ÁN MỚI HỢP TÁC VỚI CÔNG TY CELLUFAB (HÀN QUỐC): Nghiên cứu sản xuất nanoxenlulo và các sản phẩm sinh học từ bã mía, bột giấy và ứng dụng trong các lĩnh vực vật liệu xây dựng, cầu đường, mỹ phẩm, bao bì phân hủy sinh học sử dụng một lần, xử lý môi trường. Dự án hướng tới thành lập Trung tâm nghiên cứu chung tại ĐHBK HN, xây dựng dây chuyền sản xuất nanocellulose tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm tại Việt Nam, Hàn Quốc và các nước khác. Ngày 25-09-2023 đã khai trương Phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Phòng 305-C4, với trang thiết bị mới được tài trợ bởi tổ chức hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA, thu hút các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc và các giảng viên, sinh viên, học viên cao học chuyên ngành.
Trong quá trình học tập, sinh viên tích cực tham gia NCKH, tham gia các Hội thảo chuyên ngành, đạt thành tích cao và đóng góp trong hoạt động NCKH.