7Khoa học công nghệ không tự nhiên sinh ra mà nó nhất thiết phải được nghiên cứu, phát triển bởi các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học. Các trường đại học, viện nghiên cứu là những nơi có điều kiện thuật lợi nhất cho nghiên cứu khoa học bởi vì ở đó có đội ngũ các nhà nghiên cứu hùng hậu, được trang bị cơ sở vật chất tốt cho nghiên cứu. Với sự hợp tác của các doanh nghiệp, các sản phẩm nghiên cứu từ PTN đã nhanh chóng được triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp, tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống xã hội.
Nghiên cứu trong HÓA HỌC chủ yếu dựa trên thực nghiệm vì vậy ở đâu có đào tạo và nghiên cứu về hóa học là ở đó có các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.
Trong lĩnh vực CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT VÔ CƠ, nghiên cứu khoa học gắn liền với phát triển công nghệ nhằm tạo ra các CÔNG NGHỆ MỚI và SẢN PHẨM MỚI, ứng dụng vào công nghiệp và đời sống. Với mục tiêu đó, trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi thành lập (1956) đến nay, các thầy cô giáo và sinh viên Bộ môn Công nghệ Các chất Vô cơ đã và đang mang lại cho xã hội nhiều sản phẩm, công nghệ có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào sự phát triển chung của Đại học Bách khoa Hà Nội – Trường Đại học Công nghệ hàng đầu của nước ta. Một số lĩnh vực nghiên cứu chính của Bộ môn bao gồm:

1. Lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ: Bộ môn là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ sản xuất Phân Đạm, Phân Lân, Phân phức hợp MAP và DAP, Phân hỗn hợp NPK, Phân bón đặc chủng cho cây nông nghiệp và công nghiệp, Phân bón đa nguyên tố, Phân bón vi lượng, Phân bón lá, Phân bón thủy canh.

                               1
                                                                                       Một số sản phẩm phân bón vô cơ

2. Lĩnh vực sản xuất Hóa chất cơ bản: Các hóa chất cơ bản như các axit vô cơ, hydroxit và oxit kim loại, các chất kiềm, các loại muối, các chất khí, khí hóa lỏng/rắn…

                                                            2

                                                                                        Nhà máy Nitrat Amon Thái Bình

3. Lĩnh vực chế biến khoáng sản: Công nghệ và kỹ thuật trong chế biến các loại quặng, khoáng sản… thành các sản phẩm có giá trị kinh tế.

                                                3

                                                                           Nhà máy chế biến quặng Bauxit Tây Nguyên

 4. Lĩnh vực sản xuất muối khoáng: Công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất các muối vô cơ như: quá trình hòa tách, kết tinh, kết tủa, tách và làm sạch các chất… nhằm thu được các chất có giá trị từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

                                                4

                                                                                                Sản xuất bột nhẹ CaCO3

5. Sản xuất vật liệu mới: Công nghệ sản xuất vật liệu màng phủ chịu nhiệt, chống cháy, chịu ăn mòn; vật liệu xây dựng thân thiện môi trường; vật liệu phát quang; vật liệu xúc tác, hấp phụ; vật liệu nổ công nghiệp; chất màu vô cơ; vật liệu gốm cao cấp…

                                         5
                                                                             Một số vật liệu thuộc lĩnh vực công nghệ vô cơ

6. Xử lý môi trường: Xử lý khí thải, nước thải và các chất thải rắn trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống liên quan đến lĩnh vực Công nghệ các chất vô cơ.

                                                               6

                                                                                   Xử lý nước bằng chất keo tụ PAC

Hầu hết các cựu sinh viên ngành Công nghệ Các chất Vô cơ đều đảm nhiệm vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Phân bón, Hóa chất cơ bản, Chế biến khoáng sản, Vật liệu nổ công nghiệp…, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.

TIN MỚI NHẤT