2Từ năm 1956, nhóm Quá trình – Thiết bị (tiền thân là Hóa Công) đã được thành lập. Năm 1967, Bộ môn chính thức được thành lập. Ngay thời kỳ đầu mới thành lập, Bộ môn đã đạt được các thành tựu nổi bật qua các đề tài khoa học như: chiết xuất tanine từ cây sú vẹt, tách chiết tinh dầu hương nhu, dầu hồi, tinh dầu quế… sản xuất etanol từ rỉ đường ở quy mô pilot và công nghiệp.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ môn đã thực hiện các đề tài cấp Nhà nước phục vụ công nghiệp như: tinh chế cồn phục vụ xuất khẩu, nuôi trồng tảo, sản xuất chất trợ nghiền xi măng, dự án sản xuất keo dán gỗ chất lượng cao, dự án sản xuất rượu đặc sản.

Phát huy truyền thống tiên phong về giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các thế hệ tiền nhiệm, trong xu thế hội nhập, các thầy/cô trong Bộ môn đã phối hợp nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu mạnh trong và ngoài nước: Viện Hàn lâm KH và CN VN, Học Viện Nông nghiệp VN, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Dược HN, ĐH Quốc gia Đài Loan, TU Dresden. Các đề tài NCKH của Bộ môn luôn hướng đến mục tiêu: phục vụ hiệu quả công tác đào tạo đại học, sau đại học và hợp tác quốc tế. Nhiều NCS, học viên cao học, sinh viên tốt nghiệp được đào tạo từ các nghiên cứu thực tiễn của KHCN. Đặc biệt năm 2019, NCS nước ngoài đầu tiên (Nhật Bản) đã thực hiện thành công Luận án Tiến sỹ tại Bộ môn. Hàng năm, các thầy/cô của Bộ môn công bố được từ 2 đến 3 bài báo quốc tế (ISI và SCOPUS), trên 5 bài báo khoa học trong nước. Các hướng nghiên cứu chính Bộ môn hiện nay:

+ Nghiên cứu về kỹ thuật tách và tinh chế; ứng dụng các sản phẩm tự nhiên. Tách chiết các chất có hoạt tính sinh học để sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm; tinh chế và tách các đơn hương từ tinh dầu phục vụ công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm; tinh chế các nguyên tố đất hiếm phục vụ công nghệ cao.

+ Nghiên cứu về ứng dụng vật liệu mới, vật liệu tiên tiến trong công nghệ hóa học và công nghệ môi trường: sử dụng vật liệu nano TiO2, phương pháp oxy hóa tăng cường để xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải chế biến cao su, nước thải làng nghề; nghiên cứu sử dụng vật liệu tiên tiến chống ăn mòn cho các thiết bị, công trình sản xuất hóa chất..

+ Nghiên cứu về mô phỏng, thiết kế chuyển quy mô các quá trình công nghệ hóa học, tối ưu hóa các quá trình công nghệ; mô phỏng và phát triển các công nghệ chuyển hóa năng lượng tái tạo từ sinh khối – dự báo, đón đầu tương lai về năng lượng sạch.

+ Nghiên cứu công nghệ: sấy lạnh, cô đặc kết hợp công nghệ màng cho các loại dịch mẫn cảm nhiệt phục vụ chế biến sâu các nông, lâm sản, dược liệu quý, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

                                 3 4

Các đề tài/dự án cấp Quốc gia, cấp Bộ thực hiện trong 5 năm gần đây:

1. Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo thiết bị chế biến các sản phẩm từ quả hồi đạt chất lượng xuất khẩu. Mã số: ĐTĐL.CN-31/18. Đề tài độc lập cấp Quốc gia, đang thực hiện.

2. Nghiên cứu và phát triển hệ thống thiết bị khử trùng nước sử dụng năng lượng gió cho các vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Mã số: 06/2018/HĐ - HTQTSP. HT quốc tế với CHLB Đức, đang thực hiện.

3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý sinh học có kiểm soát mùi và nước rỉ rác để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mã số KC.08.17/16-20. Đề tài thuộc chương trình KHCN cấp Quốc gia, đang thực hiện.

4. Tiếp thu và làm chủ công nghệ trích ly có sự hỗ trợ của màng chất lỏng để xử lý và thu hồi các ion kim loại có giá trị trong chất thải điện tử. Mã số: 34/FIRST/1.a/HUST. Dự án hợp tác quốc tế với ĐH Quốc gia Đài Loan. Dự án thực hiện xong cuối năm 2019.

Đề tài nghị định thư CH Áo -Việt Nam, 06/2014-11/2016, đã nghiệm thu,kết quả khá.
. Mã số: B2016-BKA-03TN. Dự án SX thử nghiệm cấp Bộ GD&ĐT 2016-2017, đã nghiệm thu, kết quả khá.
Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôivà thu nhận sinh khối tảo Spirulinabằng hệ thống photo-bioreactor làmthực phẩm chức năng. Dự án SXTN, Bộ GD-ĐT, 01/2016-12/2017, đã nghiệm thu, kết quả khá.

 15
                          Hình 1                                                               Hình 2

Hình 1. Tháp chưng cất chân không quy mô pilot phục vụ đào tạo - nghiên cứu  

về tách và tinh chế các loại tinh dầu và hợp chất tự nhiên.

Hình 2. Hệ thống thiết bị cô đặc tiết kiệm hơi đốt

phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

 

TIN MỚI NHẤT