KS. Nguyễn Danh Minh – Chủ tịch tập đoàn Minh Cường.

 

5Với vai trò là cựu sinh viên chuyên ngành Công Nghệ Hóa dược – Bảo vệ thực vật-K45, khóa đầu tiên của Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội, là người đi trước, người anh, tôi có đôi lời chia sẻ với các bạn K64 sắp tới có nguyện vọng đăng ký vào chuyên ngành Công Nghệ Hóa dược – Bảo vệ thực vật - Ngành được coi là “hot” không chỉ trong mùa tuyển sinh 2019.

Cùng với xu thế phát triển công nghệ 4.0, Ngành Công Nghệ Hóa dược – Bảo vệ thực vật được Đảng và nhà nước rất quan tâm trong định hướng phát triển của đất nước. Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về Công Nghệ Hóa dược – Bảo vệ thực vật đang thực sự là một thách thức đối với các cơ sở đào tạo trong cả nước. Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Đại học Bách khoa Hà Nội – được xã hội đánh giá là cơ sở hang đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học về đa ngành kỹ thuật, là trường Đại học đầu tiên của cả nước tiên phong mở mã ngành Công Nghệ Hóa dược – Bảo vệ thực vật. Cho đến nay, ngành đã đào tạo được 14 khóa với hơn 300 kỹ sư. Đó là các thế hệ vàng, là niềm tự hào của chuyên ngành Công Nghệ Hóa dược – Bảo vệ thực vật thuộc Viện kỹ thuật Hóa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và của nước nhà.

XDCN3Kể từ năm 1966, sau khi tách Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để thành lập Trường Đại học xây dựng Hà Nội, Bộ môn Xây dựng Công nghiệp được thành lập với nhiệm vụ giảng dạy môn “Cơ sở Xây dựng nhà Công nghiệp” cho các Khoa: Công nghệ Hóa học, Luyện kim, Cơ khí và Khoa Đại học Tại chức (nay là Viện Đào tạo liên tục).
Đến năm 1977, khi Phân hiệu Đại học Công nghiệp nhẹ nhập về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ môn giảng dạy thêm cho 2 Khoa: Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Dệt may.

Cho đến nay, Bộ môn Xây dựng công nghiệp trong Viện Kỹ thuật hóa học , với nhiệm vụ chính giảng dạy cho sinh viên ngành Kỹ thuật hóa học các kiến thức cơ sở về xây dựng nhà máy- nhà xưởng công nghiệp, tổ thức không gian và hoạt động sản xuất gắn liền với các dạng dậy chuyền sản xuất khác nhau trong ngành Kỹ thuật hóa học. Theo đó, Cơ sở Xây dựng công nghiệp từ trước đến nay vẫn đóng vai trò không thể thiếu như một gạch nối điền vào khoảng trống giữa kiến thức công nghệ- dây chuyền sản xuất và việc tổ chức không gian sản xuất, thiết kế kế nhà xưởng. 

1.1Điện hóa và bảo vệ kim loại là gì?

Điện hóa (Mã Tuyển sinh: CH1) thực chất là một nhánh của Hóa lý nghiên cứu mối quan hệ giữa điện (như một hiện tượng có thể đo lường và định lượng) và sự thay đổi hóa học có thể xác định được. Trong đó, mà sự thay đổi về điện có thể chuyển hóa thành sự thay đổi về hóa học hoặc ngược lại. Do đó, điện hóa học liên quan đến sự tương tác giữa năng lượng điện và thay đổi hóa học. Hay nói cách khác, về cơ bản điện hóa là ngành học có liên đến phản ứng oxi-hóa khử trong lĩnh vực HÓA HỌC, và hiểu một cách cơ học thì ĐIỆN HÓA = ĐIỆN + HÓA, tức là một ngành học có liên quan đến cả lĩnh vực ĐIỆN VÀ HÓA.

Tại sao chuyên ngành Điện hóa và bảo vệ kim loại lại là liên quan đến điện và lại liên quan đến hóa?

Trong các loại phản ứng HÓA HỌC có một loại phản ứng đó là phản ứng oxi hóa khử. Để phản ứng oxi hóa - khử xảy ra chúng ta cần phải có chất oxy hóa và chất khử. Trong quá trình phản ứng hóa học, chất oxy hóa là chất nhận điện tử (electron) và chất khử là chất cho điện tử. Trong khi đó nói đến ĐIỆN là phải nói đến dòng điện. Dòng điện chính là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện, và điện tử (electron) là một trong những loại hạt mang điện đó.

TIN MỚI NHẤT