7e5b65ca21a1dcff85b0Ngày 6/6/2020, hòa chung trong chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh đại học 2020 của Trường Đại học Bách Khoa Hà nội, Viện Kỹ thuật Hóa học đã có buổi tư vấn, giao lưu với các thầy cô giáo và các em học sinh Trường THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam. Có thể nói với hệ thống kiến thức được đào tạo bài bản, các bạn học sinh đã đặt rất nhiều câu hỏi và được giải đáp về cơ hội học tập, nghiên cứu và làm việc khi học tập, tốt nghiệp tại Viện Kỹ thuật Hóa học. Mong một ngày các em sẽ trở thành tân sinh viên Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà nội.


4Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ và xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu kèm theo sự gia tăng dân số. Với mục đích phát triển xã hội theo hướng bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn được đặt quan tâm hàng đầu. Hiện nay, nhiều công nghệ y tế để kiểm soát và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã và đang được nghiên cứu rộng rãi: như phát triển các thiết bị cầm tay và các loại vật liệu mới nhằm chữa trị các bệnh nan y và phát hiện sớm tế bào ung thư đang được nhiều phòng thí nghiệm của các trường Đại học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trường Đại học Bách Khoa Hà nội nói chung và Viện kỹ thuật Hóa học nói riêng, cũng rất quan tâm đến vấn đề phát triển các vật liệu mới ứng dụng trong lĩnh vực khoa học sức khỏe.

Hướng nghiên cứu Vật liệu y sinh định hướng ứng dụng trong Kỹ thuật Mô xương đã được Bộ môn Hóa Vô cơ, Viện Kỹ thuật Hóa học quan tâm phát triển trong nhiều năm qua, thông qua thực hiện nhiều các đề tài, dự án được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Việt nam, đề tài hợp tác Quốc tế, v.v…Kỹ thuật Mô Xương (KTMX) là ngành khoa học nghiên cứu sử dụng các vật liệu tự nhiên hay nhân tạo (được gọi vật liệu y sinh) cho phép cấy ghép vào cơ thể con người nhằm mục đích thay thế, chữa trị, và phục hồi phần xương bị khiếm khuyết do tai nạn, dị tật bẩm sinh, hoặc ung thư gây nên. Đây là phương pháp chữa trị có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp cấy ghép xương thông thường, cho phép giảm thời gian điều trị lành vết thương, giảm đau đớn cho người bệnh vì không phải thực hiện quá trình hậu phẫu, và đặc biệt giảm chi phí chữa bệnh.

2Từ năm 1956, nhóm Quá trình – Thiết bị (tiền thân là Hóa Công) đã được thành lập. Năm 1967, Bộ môn chính thức được thành lập. Ngay thời kỳ đầu mới thành lập, Bộ môn đã đạt được các thành tựu nổi bật qua các đề tài khoa học như: chiết xuất tanine từ cây sú vẹt, tách chiết tinh dầu hương nhu, dầu hồi, tinh dầu quế… sản xuất etanol từ rỉ đường ở quy mô pilot và công nghiệp.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ môn đã thực hiện các đề tài cấp Nhà nước phục vụ công nghiệp như: tinh chế cồn phục vụ xuất khẩu, nuôi trồng tảo, sản xuất chất trợ nghiền xi măng, dự án sản xuất keo dán gỗ chất lượng cao, dự án sản xuất rượu đặc sản.

Phát huy truyền thống tiên phong về giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các thế hệ tiền nhiệm, trong xu thế hội nhập, các thầy/cô trong Bộ môn đã phối hợp nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu mạnh trong và ngoài nước: Viện Hàn lâm KH và CN VN, Học Viện Nông nghiệp VN, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Dược HN, ĐH Quốc gia Đài Loan, TU Dresden. Các đề tài NCKH của Bộ môn luôn hướng đến mục tiêu: phục vụ hiệu quả công tác đào tạo đại học, sau đại học và hợp tác quốc tế. Nhiều NCS, học viên cao học, sinh viên tốt nghiệp được đào tạo từ các nghiên cứu thực tiễn của KHCN. Đặc biệt năm 2019, NCS nước ngoài đầu tiên (Nhật Bản) đã thực hiện thành công Luận án Tiến sỹ tại Bộ môn. Hàng năm, các thầy/cô của Bộ môn công bố được từ 2 đến 3 bài báo quốc tế (ISI và SCOPUS), trên 5 bài báo khoa học trong nước. Các hướng nghiên cứu chính Bộ môn hiện nay:

TIN MỚI NHẤT