3Hiện nay trên thị trường, ngành hàng mỹ phẩm đang rất sôi động với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng về nguồn gốc, chất lượng, chủng loại cũng như nguồn gốc. Cùng với sự phát triển của các sản phẩm mỹ phẩm thì nhu cầu nhân lực đáp ứng cho ngành hóa mỹ phẩm cũng tăng theo.

Ngành Hóa học (Mã tuyển sinh: CH2 - Hóa học) nói chung và chuyên ngành hóa hữu cơ, hương liệu, mỹ phẩm nói riêng của Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là một sự lựa chọn khả thi đối với những học sinh có đam mê hiểu biết về lĩnh vực mỹ phẩm, mong muốn sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm. Cùng với xu thế phát triển của công nghệ 4.0, đây là một trong những ngành học thu hút nhiều sự chú ý của học sinh, sinh viên.

Trong quá trình học tập sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về hương liệu, hóa mỹ phẩm và hóa học các hợp chất thiên nhiên. Với chuyên đề về hương liệu, hóa học các hợp chất thiên nhiên, sinh viên sẽ hiểu rõ về mùi của các chất thơm, thành phần hóa học của tinh dầu và cách phối trộn tinh dầu để tạo thành một sản phẩm hương liệu ứng dụng như nước hoa, sáp thơm, nến thơm… hoặc đơn giản nhất là hiểu được lý do của việc sử dụng từng loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Sinh viên sẽ được tiếp cận và trực tiếp làm các bài thí nghiệm như chưng cất lôi cuốn theo hơi nước để thu nhận tinh dầu vỏ chanh, cam, bưởi, quế…

12

Với chuyên đề hóa mỹ phẩm sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về của từng nguyên liệu cụ thể, tìm hiểu các công thức để sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm phục vụ cho nhu cầu làm sạch và làm đẹp của con người như xà phòng, dầu gội đầu, son môi, kem dưỡng da, dưỡng tóc,… và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Ngoài ra, sinh viên từng bước tiếp cận các phương pháp phân tích, kiểm nghiệm mỹ phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng của sản phẩm mỹ phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập sinh viên sẽ được đi thực tập tại các công ty sản xuất mỹ phẩm để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy kỹ năng, năng lực cần thiết trong lĩnh vực sản xuất và quản lý mỹ phẩm.

3

Với khả năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng vận hành dây chuyền sản xuất hoặc quản lý sản xuất ở các công ty, cơ sở sản xuất sản phẩm hương liệu, mỹ phẩm, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành Hóa học có nhiều cơ hội việc làm hàng năm.

4 5

Nhiều người đã và đang công tác, giữ trọng trách ở rất nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Hóa chất, các công ty dược phẩm (Traphaco, Dược phẩm Trung TW I, Dược liệu TW1, Công ty Cổ phần Hóa dược Việt Nam, Công ty Dược phẩm quốc tế IMC, Công ty Dược Hải Dương, Công ty Dược Nam Hà….).
Ngoài ra, công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý trong các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên môn như các trường đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại Học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng, Đại Học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại Học Công Nghiệp Việt Trì, Đại học Hưng Yên…) hoặc các viện nghiên cứu (Viện Hóa học, Viên Hợp chất Thiên Nhiên, Viện sinh học, viên Hóa Sinh Biển, Viện Dược Liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW…) cũng là một lựa chọn đối với kỹ sư tốt nghiệp ngành Hóa học.

Cơ hội khởi nghiệp thành công với ngành Hóa học nói chung và chuyên ngành hóa hữu cơ, hương liệu, mỹ phẩm nói riêng là rất lớn. Dựa trên nhu cầu nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hương liệu, và hóa dược, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Hóa học đã mạnh dạn mở công ty riêng và rất thành công, điển hình như cựu sinh viên Nguyễn Danh Minh hiện là Chủ tịch Tập đoàn Minh Cường với doanh thu khoảng 500 trăm tỷ/năm.

TIN MỚI NHẤT