Nhôm và các hợp chất của nhôm được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da, làm chất keo tụ để xử lí nước thải và làm trong nước... Để sản xuất nhôm và các hợp chất của nhôm, có thể dùng các nguyên liệu có chứa nhôm như cao lanh, đất sét, alunit, boxit, nhôm vụn phế thải… Trong đó khoáng sản chứa nhôm thuộc nhóm không boxit (cao lanh, đất sét, alunit) đuợc đánh giá có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao và quá trình chế biến không quá phức tạp. Do đó, nghiên cứu chế tạo các muối nhôm đi từ nguyên liệu cao lanh có sẵn tại các địa phương có ý nghĩa lớn trong thực tế.
Đọc thêm...
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế Trường ĐHBK Hà Nội đang triển khai rà soát, đánh giá về chất lượng đào tạo của Trường trong thời gian vừa qua.
Để kết quả đánh giá được khánh quan và chính xác, Nhà trường rất mong muốn nhận được ý kiến, đóng góp của các cựu sinh viên về công tác đào tạo của Trường. Nhà trường sẽ coi đây là một kênh thông tin quan trong trong việc cải tiến chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Kết quả khảo sát sẽ được trình bày dưới dạng số liệu tổng hợp thống kê. Nhà trường xin đảm bảo mọi thông tin phản hồi của các tổ chức và cá nhân sẽ được sử dụng đúng mục đích nêu trên.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ Trường thực hiện các khảo sát nói trên.
PHIẾU KHẢO SÁT CỰU SINH VIÊN: http://goo.gl/forms/N4myvM9xEL
Giới thiệu ngành nghề và cơ hội việc làm cho sinh viên Viện kỹ thuật Hóa học trong buổi sinh hoạt công dân 12/2016. Xin xem tại ĐÂY
Sự phối trộn (blend) giữa cao su tự nhiên (CSTN) với các loại cao su tổng hợp đã kết hợp các ưu điểm đặc biệt từng loại cao su. Ví dụ, sự phối trộn giữa cao su tự nhiên với cao su Etylen Propylen Dien Monome (EPDM) đã tạo ra vật liệu chịu môi trường rất tốt, đặc biệt là với tia ozon. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về sự phối trộn giữa cao su tự nhiên và cao su tổng hợp nhằm tạo ra blend với tính chất tốt hơn. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện các tính chất sử dụng của blend trên cơ sở CSTN vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ gia nano đến tính chất của cao su blend đang thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học.
Đọc thêm...
Với mục tiêu là tái sử dụng các hợp chất như sulfate, thạch cao, có trong thành phần của photphogip vừa giảm tác hại của loại bã thải này tới môi trường, đồng thời tận thu các phụ phẩm, ứng dụng làm phân bón và phụ gia xi măng. Nghiên cứu, sử dụng phế thải photphogip làm phân bón và phụ gia xi măng đã được triển khai mang lại nhiều kết quả khả quan. Các kết quả chính đã thu được gồm có:
Đọc thêm...
San hô mềm, cùng với bọt biển, chính là loài sản sinh nhiều hợp chất mới có giá trị. Trong đó, chi Sinularia và chi Sarcophyton là nguồn cung cấp phong phú các hợp chất thứ cấp mang nhiều hoạt tính sinh học, đặc biệt hoạt tính gây độc tế bào, có khả năng mạnh chống lại các tế bào khối u, ung thư. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển các thuốc chống ung thư mới trong giai đoạn hiện nay. Với mục đích góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên biển, để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống, tác giả đã tập trung nghiên thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài san hô mềm Sarcophyton pauciplicatum và Sinularia cruciata ở Việt Nam.
Đọc thêm...
Ngày 30/9/2016, tại Hội trường K1, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phối hợp với Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học và Công nghệ Hóa vô cơ lần thứ 3.
Đọc thêm...
Biokerosen, với bản chất là các metyl este của các axit béo đặc thù, mang nhiều đặc tính tương tự phân đoạn kerosene khoáng, hiện đang là đối tượng đáng chú ý nhất có tiềm năng thay thế nhiên liệu phản lực. Nghiên cứu tổng hợp biokerosen tại Việt Nam từ nguồn dầu thực vật có ý nghĩa đón đầu cho việc tổng hợp một loại nhiên liệu sinh học mới – Nhiên liệu phản lực sinh học, đang là vấn đề rất mới rất được quan tâm nhiều trên thế giới. Nguồn dầu thực vật được sử dụng cần đáp ứng yêu cầu: có mạch cacbon ngắn, hoặc có nhiều liên kết không no, trong đó, dầu dừa, một trong những loại dầu có mạch cacbon ngắn nhất, còn dầu hạt cải, loại dầu chứa hàm lượng mạch cacbon có độ không no rất cao, có tiềm năng làm làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. Xúc tác dị thể cho quá trình này đã thể hiện những ưu điểm vượt trội. Trong luận án, đã sử dụng xúc tác với pha hoạt tính K2O trên chất mang η-Al2O3.
Đọc thêm...
Tro bay được biết đến là sản phẩm phế thải từ các nhà máy nhiệt điện trong quá trình đốt than nhiên liệu. Việc thu hồi và xử lý tro bay là một vấn đề cấp thiết đối với tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam do tác hại nghiêm trọng của loại phế thải này tới môi trường, gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người.
Đọc thêm...
Các Tân Kỹ sư, Cử nhân không thăm dự được Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2016 (đợt 20152B) ngày 11/9/2016 sẽ nhận tại Giáo vụ Viện KTHH (214-C4) vào thứ 3, thứ 5 hàng tuần. Nếu không trực tiếp đến nhận bằng phải làm ủy quyền theo mẫu (Tải biểu mẫu tại ĐÂY) Lưu ý: Khi đến nhận bằng cần mang theo CMTND và giấy Thanh toán ra trường.
Trong những năm qua, cùng với những nghiên cứu mới của thế giới ngành dệt nhuộm trong nước đã có những chuyển mình vượt bậc trước nguy cơ suy thoái môi trường. Đó là vấn đề sử dụng thuốc nhuộm có nguồn gốc tự nhiên từ cây, hoa, lá …để thay thế cho thuốc nhuộm tổng hợp ảnh hưởng môi trường hiện đang chiếm lĩnh toàn bộ vị trí trong ngành công nghệ ứng dụng này.
Đọc thêm...
Sáng ngày 11/9/2016, tại Hội trường tầng 10 Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ công nhận và trao bằng tốt nghiệp cho tân kỹ sư, tân cử nhân khóa 56 tốt nghiệp kỳ 2015 2B và các khóa trước, trong đó có 171 tân kỹ sư và tân cử nhân của Viện Kỹ thuật Hóa học.Tham dự buổi Lễ có: PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà Trường; PGS.TS Huỳnh Đăng Chính - Phó Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hóa học; các Thầy Cô trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh; lãnh đạo các Khoa, Viện, phòng, ban, trung tâm và các Thầy Cô giáo thuộc các Viện có sinh viên tốt nghiệp; đặc biệt là sự tham dự của các tân kỹ sư, tân cử nhân cùng với gia đình và người thân.
Đọc thêm...
|
|