Đến hẹn lại lên, các sinh viên khóa 57 - Viện Kỹ thuật Hóa học sau một giai đoạn học tập và phấn đấu đã có một mùa tốt nghiệp đầy kỷ niệm. Năm năm học tập trong cái nôi đào tạo ngành kỹ thuật Hóa học của cả nước không phải là quá dài nhưng cũng không quá ngắn, đủ để các kỹ sư tương lai tích lũy cho mình từ kiến thức cơ bản cho đến hiện đại, đi từ những trang sách đến máy móc, quy trình công nghệ thực tế tại các Tập đoàn, công ty, cơ sở sản xuất trong nước và cả ở những phòng thí nghiệm hiện đại ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Bỉ....và vẫn còn rất nhiều thứ cần phải tích lũy thêm trên con đường dẫn tới thành công. Hãy luôn hoàn thiện mình và xứng đáng là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Chúc các em vững vàng và thành công trên con đường phía trước.
Nghiên cứu phát triển cảm biến sinh học điện hóa tích hợp hệ vi lưu là một hướng có khả năng ứng dụng rất lớn trong phân tích các đối tượng y sinh do xu hướng thu nhỏ hệ thống phân tích, giảm đáng kể thể tích mẫu tiêu thụ. Hơn nữa, việc tích hợp cảm biến và hệ vi lưu, vi bình phản ứng là bước khởi đầu quan trọng cho mục tiêu chế tạo và phát triển hệ thống phân tích điện hóa cầm tay, phục vụ cho phân tích lưu động.
Trong số các dạng tồn tại của kim loại trong môi trường nước thì dạng kim loại linh động (ion tự do, dạng ion phức) hòa tan trong nước có khả năng tích lũy và tác động sinh học lớn nhất. Thông thường, để phân lập và xác định dạng kim loại linh động này thì kỹ thuật thường được sử dụng phổ biến là chiết tách rồi tạo phức giữa ion kim loại với các phối tử vô cơ hoặc hữu cơ và phân tích. Tuy nhiên, kỹ thuật này gặp phải những khó khăn liên quan tới quá trình xử lý mẫu, sai số do sự chuyển dạng trong quá trình bảo quản và xử lý mẫu, thời gian phân tích dài,…Vì vậy, việc phát triển của các kỹ thuật tách các dạng kim loại linh động ngay tại hiện trường, sau đó đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn, đặc biệt trong quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Hướng giải quyết được thực hiện trong luận án đó là sử dụng kỹ thuật gradient khuếch tán qua lớp mỏng (DGT) để thu các dạng kim loại linh động ngay tại hiện trường, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và tính thời sự về đánh giá khả năng tác động sinh học của các ion kim loại trong môi trường.
Theo quy hoạch giai đoạn 2015 – 2010 đã được Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20/10/2014 của Thủ tướng chính phủ) thì với trữ lượng như hiện nay dự tính trong 30 năm tới, Việt Nam sẽ hoàn toàn khai khác hết quặng apatit loại 1 và loại 3. Trong bối cảnh quặng loại 1 ngày càng cạn kiệt, việc nghiên cứu làm giàu tăng hàm lượng P2O5 từ quặng loại 2 (trữ lượng ~1 triệu tấn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quặng này là cấp thiết.
Recently, the use of ionic liquids as alternativesto organic solvents has attracted much attention of either scientific or industrial researchers. Their potential to reduce pollution in industrial processes has led to investigation of ionic liquids as alternative reaction media for a variety of applications that conventionally use organic solvents. A novel approach to immobilizing homogeneous catalysts on solid supports (supported ionic liquid phase – SILP catalyst) has been reported, in which the hydroformylation complex catalyst was distributed in ionic liquid medium contained in pore system of a solid support.
Với truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, hoạt động sinh viên NCKH luôn là một trong những tâm điểm quan trọng hàng đầu trong mục tiêu đào tạo và NCKH của Trường ĐHBK Hà Nội nói chung và Viện Kỹ thuật Hóa học nói riêng. Những đề tài khoa học với định hướng gắn liền với thực tiễn được nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nhiệt huyết sẽ giúp sinh viên hình thành tư duy và phương pháp làm việc khoa học, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “ khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất”. Đây là sân chơi được tổ chức thường niên dành cho các bạn sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học sinh viên nhằm đảm bảo nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực cao cho xã hội, các hoạt động về giao lưu văn nghệ, thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông...câu lạc bộ Tiếng Anh chuyên ngành do giáo viên nước ngoài và các giảng viên tu nghiệp tại nước ngoài giảng dạy, câu lạc bộ kỹ năng mềm...cũng luôn nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa của Ban lãnh đạo Viện Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các hoạt động này không những tạo các sân chơi bổ ích, thiết thực cho sinh viên đang học mà còn tạo không gian hội nhập, giao lưu lý tưởng cho các bạn học sinh cấp 3 lần đầu bước vào môi trường Đại học đầy bỡ ngỡ.
Như một hoạt động truyền thống giữa ba đơn vị ( Viện KT Hóa học – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội; Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học tự nhiên; Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà nội), Hội giao lưu truyền thống ngành Hóa lần thứ 11 được tổ chức tại Viện KT Hóa học – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội với rất nhiều các hoạt động như hội nghị khoa học, văn nghệ - thể thao và hội trại sinh viên.
Việc lựa chọn ngành học đại học phù hợp nhất với sở trường, nguyện vọng của bản thân và xu hướng việc làm trong tương lai là một quyết định hệ trọng lớn nhất của các em học sinh cuối cấp THPT và gia đình hiện nay. Nhằm hỗ trợ các em có được sự lựa chọn đúng đắn nhất, ngày 26/3/2017 và 9/4/2017, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình “Một ngày là sinh viên Bách khoa” cho học sinh lớp 12 các trường THPT thuộc khu vực Hà Nội.