School of Chemical Engineering

  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.

Bộ môn Công nghệ các chất vô cơ

Địa chỉ: Phòng 302 nhà C4
Điện thoại: 024/38692943
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Trưởng bộ môn: PGS.TS La Thế Vinh
Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Quang Bắc

Lịch sử hình thành
Tách ra từ Bộ môn Hoá kỹ thuật, Bộ môn được thành lập năm 1962 với tên gọi Bộ môn vô cơ silicat. Trải qua nhiều biến đổi về mặt tổ chức, Bộ môn có các tên gọi khác nhau vào mỗi thời kỳ: Bộ môn Vô cơ - Silicat – Điện hóa (1986), Khoa kỹ thuật Vô cơ - Điện hóa - Môi trường, Bộ môn Vô cơ- Phân bón, Bộ môn công nghệ vô cơ và in. Từ năm 2003 đến nay bộ môn có tên “Bộ môn Công nghệ các chất Vô cơ”.

Lãnh đạo Bộ môn qua các thời kỳ
1962 – 1964 : Thầy Võ Liên
1964 – 1967 : Thầy Phạm Hữu Đỉnh
1967 – 1974 : Thầy Nguyễn Hoa Toàn
1974 – 1986 : Thầy La Văn Bình
1986 – 1988 : Thầy Ngô Cảnh Tuân
1988 – 1992 : Thầy Nguyễn Hoa Toàn
1992 – 2003 : Thầy La Văn Bình
2003 – 2013 : Thầy Lê Xuân Thành
2013 đến nay : Thầy La Thế Vinh

Cán bộ hiện tại
1. PGS.TS Lê Xuân Thành
2. PGS.TS La Thế Vinh
3. TS. Nguyễn Quang Bắc
4. TS. Bùi Thị Vân Anh
5. TS. Huỳnh Thu Sương
6. TS. Nguyễn Nguyên Ngọc
7. TS. Vũ Thị Tần
8. TS. Nguyễn Thị Hồng Phượng
9. ThS. Quách Thị Phượng
10. CN. Nguyễn Thế Dương

Chức năng nhiệm vụ
Về đào tạo:
Nhiệm vụ chính của Bộ môn trong giai đoạn mới thành lập là giảng dạy một số môn đại cương về công nghệ hoá học, tổ chức thực tập tại các xí nghiệp sản xuất. Ngay từ những năm đầu mới thành lập, Bộ môn đã xây dựng được một chương trình đào tạo hoàn chỉnh với đầy đủ các nhiệm vụ: lên lớp, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học, thực tập, thiết kế và nghiên cứu tốt nghiệp. Từ những giáo trình đầu tiên được xuất bản như Kỹ thuật sản xuất phân khoáng (1965), Công nghệ Azôt (1970), Công nghệ axit sunfuric (1972), Động hóa và thiết bị (1973)… tới nay Bộ môn đã có trên 20 sách, giáo trình và tài liệu tham khảo được xuất bản phục vụ các hệ, chương trình đào tạo khác nhau. Hiện nay mỗi năm Bộ môn đào tạo khoảng 30-40 sinh viên hệ kỹ sư, 5-10 thạc sĩ, 2-3 tiến sĩ. Bên cạnh đó, Bộ môn còn tham gia đào tạo các khóa học ngắn hạn cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón, sơn và bột màu...
Về nghiên cứu:
Ngoài đào tạo, Bộ môn còn thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp như: nghiên cứu sản xuất bột màu, nghiên cứu sản xuất phèn nhôm, nghiên cứu tách các kim loại quý từ quặng, tách kali từ Trakit, điều chế MgO từ nước biển, sản xuất rutin nhân tạo, nghiên cứu chế tạo các chất phát quang, tổng hợp vật liệu xúc tác, xử lý môi trường, nghiên cứu sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt và chống cháy, nghiên cứu sản xuất các chất màu vô cơ chịu nhiệt dùng cho công nghiệp gốm sứ và màng phủ chịu nhiệt, nghiên cứu sản xuất gạch không nung từ đất đồi, nghiên cứu sản xuất bi nghiền và gốm cao nhôm chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước; chủ trì các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ và Nhà nước như: sản xuất axit sunfuric theo phương pháp xúc tác, sản xuất axit nitric từ nitrat, sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt, sản xuất sơn chống gỉ không chứa dung môi hữu cơ…

 
You are here: Home Đơn vị Công nghệ các chất Vô cơ