Hàng năm Bộ môn phụ trách nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước, ký kết nhiều hợp đồng phục vụ sản xuất. Bộ môn đã đưa vào sản xuất đề tài chất mạ bóng BK1 (từ năm 1990 – 2000), công nghệ sản xuất than tổ ong, công nghệ tái sinh dầu biến thế, công nghệ sản xuất xà phòng, công nghệ sản xuất sơn và vật liệu chống thấm, sản xuất giấy (họat động từ năm 1989), Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học biodiesel trên xúc tác bazơ rắn (công trình hợp tác KHCN với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Công nghệ sản xuất chất tẩy rửa thân thiện môi trường, công nghệ tái sử dụng xúc tác RFCC thải để sản xuất xi măng theo đơn đặt hàng của Nhà máy lọc dầu Dung quất, công nghệ tái chế cặn dầu thải thành bitum-nhựa đường (hợp tác KHCN với Bộ GTVT)…
Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được chú trọng. Số lượng các công trình công bố quốc tế tăng trong những năm gần đây. Số lượng sinh viên tham gia NCKH tăng. Hàng năm sinh viên Hóa dầu đều đạt giải cao trong phong trào NCKH của sinh viên.
Đề tài các cấp
|
2011-2012
|
2012-2013
|
2013-2014
|
2014-2015
|
2015-2016
|
Đề tài NN
|
2
|
2
|
0
|
0
|
1
|
Đề tài Nafosted
|
1
|
1
|
3
|
4
|
3
|
Đề tài cấp Bộ
|
1
|
1
|
3
|
4
|
3
|
Đề tài hợp tác QT
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
Trong giai đoạn từ 2006 nay, bộ môn đang tiếp tục thực hiện một số đề tài nghiên cứu cơ bản và công nghệ theo các hướng chính:
- • Vật liệu hấp phụ - xúc tác.
- • Các quá trình xúc tác trong lọc – hoá dầu, tổng hợp hữu cơ.
- • Công nghệ chuyển hóa than, sinh khối, chất thải thành ... thành nhiên liệu.
- • Tổng hợp nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh (Etanol sinh học để pha chế xăng sinh học, biokerosen, biodiesel, kerosen xanh và diesel xanh; dầu sinh học từ sinh khối…)
- • Tổng hợp dầu nhờn sinh học
- • Chất tẩy rửa thân thiện môi trường, phụ gia sản phẩm dầu mỏ.
- • Xử lý tích cực các nguồn phế thải trong công nghiệp dầu khí thành sản phẩm có ích