Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ hữu cơ – hoá dầu
Từ năm 1964 đến 1996, mỗi năm Bộ môn đào tạo được 10 kỹ sư ngành tổng hợp hữu cơ - hóa dầu. Từ năm 1996, mỗi năm Bộ môn đào tạo trên một trăm kỹ sư hệ chính quy. Từ năm 2000 đến 2011, mỗi năm ngành đào tạo khoảng 100 sinh viên chính quy, ngoài ra còn có các lớp cao đẳng hóa dầu, tại chức, cao học, NCS. Bộ môn còn liên kết với trường ĐH Quy Nhơn để đào tạo sinh viên chính quy (từ năm 1994 - 2014).
Từ 2011 đến nay mỗi năm đào tạo khoảng 80 đến 120 kỹ sư Hóa dầu và kỹ sư tài năng Hóa dầu (K53, K54, K60), 20 đến 40 cử nhân công nghệ Kỹ thuật hoá học (định hướng Hóa dầu), 15 đến 20 thạc sĩ, 4 đến 6 tiến sĩ.
Từ 2006 bộ môn đã xuất bản và tái bản các giáo trình: Công nghệ chế biến dầu, Công nghệ chế biến khí, Công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu, Động học xúc tác, Hóa học dầu mỏ và khí, nhiên liệu sạch, các quá trình xanh trong hóa dầu, Mô phỏng các quá trình CN Hóa học….
Với phương châm đào tạo phải gắn chặt với thực hành, hàng năm sinh viên được đi thực tập tại các nhà máy như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy xử lý Khí Dinh Cố, Nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý, Nhà máy Nhựa đường Thượng Lý, Xí nghiệp Khí Thấp Áp Thái Bình, Trạm phân phối khí Tiền Hải Thái Bình, Công ty Thiết kế và Tư vấn dầu khí, Nhà máy Bột giặt và Hóa chất Đức Giang, Công ty TNHH MTV Nippon Paint Vietnam (Hà Nội), Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc, Cty xăng dầu khu vực I và III thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty Chugai Techno tại Nhật Bản….
Các môn học:
+ Trình độ đại học
- - Động học xúc tác
- - Hoá học dầu mỏ
- - Sản phẩm dầu mỏ
- - Công nghệ chế biến dầu
- - Công nghệ chế biến khí
- - Công nghệ tổng hợp hữu cơ – hoá dầu
- - Thiết bị tổng hợp hữu cơ – hoá dầu
- - Tổng hợp các hợp chất trung gian
- - Hoá học và công nghệ chế biến than
- - Chuyên đề nhiên liệu sạch
+ Trình độ sau đại học:
- - Hấp phụ và trao đổi ion
- - Xúc tác công nghiệp
- - Các quá trình xúc tác trong công nghệ lọc dầu
- - Phụ gia cho sản phẩm dầu mỏ
- - Nâng cấp nhiên liệu
- - Chuyên đề (Quản lý dự án cho các dự án phát triển dầu – khí)
- - Chuyển hóa khí thành nhiên liệu lỏng
- - Hợp chất hoạt động bề mặt: sản xuất và ứng dụng
- - Nhiên liệu mới
- - Các quá trình chuyển hóa trực tiếp hydrocacbon nhẹ