School of Chemical Engineering

  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.

Nghiên cứu khoa học

 Các hướng nghiên cứu cơ bản:

 Vật liệu điện hóa tiên tiến:

Chế tạo vật liệu từ cấu trúc micro và nano có các tính chất từ bằng phương pháp điện hóa. Các vật liệu đã nghiên cứu bao gồm (vật liệu từ mềm, vật liệu Co/Cu hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR), từ kháng khổng lồ (GMI) dạng màng mỏng, dây compozit), biến tính điện hóa vật liệu vô định hình/nano tinh thể.

 Vật liệu cho các loại nguồn điện: Nghiên cứu vật liệu nano trên cơ sở ôxit mangan (đioxit mangan, MnO2 có pha tạp kim loại, LiMnO) dùng làm vật liệu điện cực cho siêu tụ và ắc qui ion Liti.

 Sản xuất vật liệu cho xử lý môi trường: Vật liệu cấu trúc nano của oxit mangan, kẽm.

 Ứng dụng thiết bị vi lỏng (microfluidic devices) trong CNHH: sensor hóa học và thiết bị tổng hợp hóa học trên nền thiết bị vi lỏng.

 

* Phát triển quá trình mới đối với công nghệ xử lý bề mặt: Mạ trên nhựa, mạ trên nhôm, các quá trình thân thiện môi trường (như công nghệ Cr(III), thay thế cyanua...).

 

Chống ăn mòn:

Chống ăn mòn cho công trình thép và bê tông cốt thép bằng kỹ thuật điện hóa: bảo vệ catốt, bảo vệ anốt. Chế tạo vật liệu anốt hy sinh; anốt phụ và catốt phụ cho các hệ bảo vệ điện hóa.

Chống ăn mòn cho kim loại bằng các công nghệ thân thiện môi trường: các lớp phủ chức năng cho vật liệu (lớp phủ vô định hình, lớp phủ composit kim loại), chất ức chế ăn mòn thân thiện môi trường.

    •  

* Điện phân:

Điện phân MnO2, Cu, Zn, Ni, Cd, Sb và các kim loại đất hiếm La, Ce... từ quặng.

Thu hồi các kim loại quý và đất hiếm từ rác thải điện, điện tử.

 

Các nghiên cứu định hướng chuyển giao công nghệ

  • Công nghệ mạ lên nền nhựa; mạ lên hợp kim nhôm- xử lý bề mặt nhôm; mạ compozit các hệ Ni,Cu/hạt phân tán kích thước micro- nano.

  • Công nghệ điện hóa thân thiện môi trường: mạ từ dung dịch Cr(III); công nghệ mạ thay thế xyanua; tái chế thu hồi bã thải mạ; Công nghệ tạo lớp phủ vô cơ (phot phát hóa, tạo màng oxit, biến tính gỉ...); Các chất ức chế ăn mòn; chất tẩy gỉ, tẩy cặn.

  • Công nghệ sản xuất anot hy sinh bảo vệ cho công trình thép trong biển, trong đất; công trình bê tông cốt thép.

 

Các doanh nghiệp phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt trì, Công ty Ắc quy Tia sáng, Công ty Nhôm Đông Anh, Petrovietnam, Vinasshin, HONDA Việt Nam, Công ty luyện đồng Tằng Loỏng và một số công ty của Nhật (Sumitomo, Showa Denko...).

  

Các nghiên cứu định hướng cơ bản- hợp tác quốc tế (danh sách các đề tài) 

* Chế tạo vật liệu từ: Vật dạng màng mỏng FeCoNi/Cu hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR), dây micro đa lớp (Cu/CoP, Cu/FeNi, CuBe,glass/FeNi) hiệu ứng từ kháng khổng lồ (GMI) (Hợp tác với CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật)
* Chế tạo vật liệu nao bằng phương pháp Sol-gel (Hợp tác với Hàn Quốc)
* Nghiên cứu ăn mòn trong môi trường bê tông (Hợp tác với Bỉ)
* Thu hồi kim loại từ bùn thải điện tử (Hợp tác với Vương Quốc Anh)
* Vật liệu nguồn điện (Hợp tác với Đài Loan).
 

Danh sách các đề tài

nckh-dienhoa-11. Dự án ươm tạo Công nghệ Bộ Giáo dục-Đào tạo mã số 12/HĐ-UTCN2005-2006-ĐHBKHN: "Ứng dụng công nghệ mạ lên nền nhựa phục vụ công nghiệp và Quốc phòng"
2. Đề tài Bộ GD-ĐT B-2008- "Nghiên cứu quy trình mạ trực tiếp lên nền nhựa  Acrylonitrilbutadien Styren (ABS)"
3. Đề tài Bộ GD-ĐT B-2004-28-152: "Nghiên cứu công nghệ mạ kim loại và hợp kim trên nền không dẫn (nhựa, gốm, compozit)", (2004-2006)
4. Dự án hợp tác Quốc tế số VLIR-HUT/IUC/PJ10 "Electrochemical Fabrication of  nanosized Multilayer Co/Cu for novelmagnetic Sensors" (thực hiện 2004-2006).
5. Dự án Quốc tế Nippon Sheet Glass (NSG) Foundation " Electrochemical Fabrication of  nanosized Multilayer FeCoNi/Cu with Giant Magnetoresistance (GMR)" (thực hiện 2005-2007).
6. Đề tài KHCB 5.028.06 "Nghiên cứu chế tạo vật liệu hệ màng mỏng nanô compozithệ dây micro đa lớp có hiệu ứng từ kháng khổng lồ (Giant Magnetoimpedance-GMI) và ứng dụng làm cảm biến các loại"
7. Đề tài Bộ Giáo dục- Đào tạo B.2007.01.89, "Nghiên cứu công nghệ mớí tạo màng phủ chống ăn mòn và cơ tính cao từ hợp chất Cr(III)" (2007-2009).nckh-dienhoa-28. Dự án SXTN Bộ GD-ĐT 2009-01-01-DA "Hoàn thiên quy trình công nghệ Mạ 6 lớp trang trí và bảo vệ lên nền nhựa Acrylonitrilbutadien Styren(ABS) phục vụ sản xuất ô tô, xe máy và đồ gia dụng chất lượng cao"
9. "Synthesis of LixMnO2 and Lix Mn2O4 materialas for modern Litium Battery " (KHCB.5.038.06)
10. "Application of electroactive Mangane Dioxide (EMD) for removal of arsene in drink water" (T2007-111)
11. "Development of Nickel Recovery Process from Ni-Cr Electroplating Waste Water" (B2006-01-30).
12. "Development of Corrosion inhibition system  for the cooling Engine System" (B2004-122)
13. "Synthesis of Nanoparticle and nanosized Coating of TiO2 by Sol-Gel Technique" (VLIRVLIR-HUT AP05/03)
14. "Development of process forf Direct Electroplating on Aluminium Surface" (T2008-28)
     

    Các sách do Bộ môn viết

    1. Kỹ thuật điện phân, Mai Thanh Tùng, Trương Ngọc Liên, Hoàng Thị Bích Thủy, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2016.
    2. Kỹ thuật Nguồn điện, Mai Thanh Tùng, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2016.
    3. Mạ Kền: Lý thuyết và Ứng dụng, Trần Minh Hoàng, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2009.
    4. Kỹ thuật Mạ lên nền nhựa, Mai Thanh Tùng, NXB Bách khoa, 2008
    5. Ăn mòn và bảo vệ kim loại, Trương Ngọc Liên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
    6. Ăn mòn và bảo vệ kim loại, Phan Lương Cầm, W.A. Schultze,  NXB Bách khoa, 1985.
    7. Tổng hợp điện hoá các chất hữu cơ, Trương Ngọc Liên, NXB Bách khoa, 2001.
    8. Mạ điện, Trần Minh Hoàng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001
    9. Phương pháp thiết kế xưởng Mạ điện, Trần Minh Hoàng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001
    10. Thí nghiệm chuyên ngành Điện hóa, ĐH Bách khoa Hà Nội, 2001
    11. Sổ tay Mạ điện, Trần Minh Hoàng, Lê Đức Tri, Nguyễn Văn Thanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
    12. Kiểm tra đo đạc trong Mạ điện, Trần Minh Hoàng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
    13. Bài tập Công nghệ Điện hóa, Trần Minh Hoàng, Trương Ngọc Liên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
    14. Phân tích dung dịch mạ điện, Trần Minh Hoàng, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2001.
    15. Điện hóa lý thuyết, Trương Ngọc Liên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
     
    You are here: Home Nghiên cứu khoa học