• Tel.: +84 (0) 24 3868 0070
  • Fax: +84 (0) 24 3868 0070

CHEMENG.HUST Alumni

Giới thiệu

Cơ cấu tổ chức

1. Chủ tịch:         

2. Phó chủ tịch:   

3. Các tiểu ban chuyên môn:

- Tiểu ban nhân sự: phụ trách thu nhập, lưu trữ và cập nhật nhật dữ liệu về cựu sinh viên

- Tiểu ban hoạt động: phụ trách xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động liên quan đến cựu sinh viên

- Tiểu ban thông tin tuyên truyền:phụ trách công tác tuyên truyền cho hoạt động của CHEMENG.HUST Alumni thông qua website và các kênh thông tin truyền thông

- Tiểu ban tài chính:phụ trách tổ chức vận động kinh phí và theo dõi các nguồn quỹ hoạt động của CHEMENG.HUST Alumni; Vận động các nguồn tài trợ, hỗ trợ từ cựu sinh viên cho hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động của sinh viên nói riêng.

4. Hội viên của CHEMENG.HUST Alumni

- Các cựu sinh viên đã từng học tập và làm việc tại Viện Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tán thành Quy chế Tổ chức và hoạt động của CHEMENG.HUST Alumni đều có thể tự nguyện đăng ký tham gia vào tổ chức của cựu sinh viên Viện Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

- Các trường hợp khác, nếu có nguyện vọng hoặc có thành tích đóng góp cho CHEMENG.HUST Alumni có thể được xem xét trở thành hội viên danh dự của Hội.

Điều lệ hoạt động

Chức năng

  • Tham mưu cho Viện trưởng về các hoạt động liên quan đến cựu sinh viên Viện KTHH.
  • Xây dựng, trình và xin ý kiến của Đại hội đại biểu cựu sinh viên; kế hoạch hoạt động của Hội cựu sinh viên trong nhiệm kỳ
  • Điều hành các hoạt động của cựu sinh viên giữa 2 nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu cựu sinh viên Viện và Trường.

Nhiệm vụ

  • Tập hợp, lưu trữ và cập nhật thông tin về cựu sinh viên.   
  • Chuẩn bị cho các cuộc họp, hội nghị hằng năm và đại hội đại biểu thường kỳ và bất thường của Hội cựu sinh viên.
  • Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Ban liên lạc, kế hoạch hoạt động năm, kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu cựu sinh viên trình và xin ý kiến đại hội đại biểu.
  • Tổ chức các hoạt động của cựu sinh viên theo kế hoạch hằng năm và nhiệm kỳ đã được đại hội đại biểu thông qua.
  • Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị với Viện và nhà trường và các cơ quan hữu quan về những chủ trương, chính sách và những vấn đề liên quan đến hoạt động của cựu sinh viên.
  • Tạo điều kiện cho các cựu sinh viên tham gia cống hiến, đóng góp vào những chủ trương, chiến lược hoạt động của Viện và Trường thông qua hình thức sinh hoạt chủ yếu là các diễn đàn; tổ chức các hoạt động xã hội, họat động tình nguyện cho cựu sinh viên.

Quyền hạn

  • Đề xuất các ý kiến của cựu sinh viên liến quan đến chiến lược và định hướng phát triển của Viện và nhà trường.
  • Được quyền vận động, xây dựng và hình thành các loại quỹ phục vụ cho hoạt động hợp pháp của cựu sinh viên.
  • Đề xuất Viện và nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.
  • Được sử dụng cơ sở vật chất của Viện và Trường cho các hoạt động của ban liên lạc theo chương trình hoạt động hằng năm.
  • Đề xuất khen thưởng các cựu sinh viên có đóng góp tích cực cho hoạt động của cựu sinh viên.

Nguyên tắc hoạt động

  • Hoạt động của Ban liên lạc cựu sinh viên Viện KTHH trên cơ sở tự nguyện, tự quản, hiệp thương dân chủ, đoàn kết, hợp tác, bình đẳng phối hợp thống nhất hành động.

Lịch sử Viện Kỹ thuật Hóa học

7/1956 Khoa Hóa-Thực phẩm  được thành lập
 15/10/1956 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng khóa 1, Khoa Hóa-Thực phẩm có 184 sinh viên 
1956-1965  Khoa hình thành các Bộ môn Cơ bản, Cơ sở và Chuyên ngành: Hóa Lý, Hóa Phân tích, Hóa Hữu cơ, Hóa Vô cơ-Đại cương, Kỹ thuật Vô cơ-Silicat, Kỹ thuật các chất Hữu cơ, Máy hóa-Hóa công. 
 1965-1975 Do chiến tranh leo thang nên đại bộ phận cán bộ và sinh viên Trường cùng công cụ học tập đã di chuyển lên khu sơ tán Lạng Sơn.
1967 Bộ môn Thực phẩm tách ra thành lập Trường Đại học Công nghiệp nhẹ
1969 Khoa chuyển dần về vùng đồng bằng và Hà Nội
1972 Khoa Hóa 1 lần nữa sơ tán lên huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) sau đó là Huyện Hiệp Hòa, Hà Bắc.
1975-1995 Một bộ phận cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy có năng lực chuyên môn đã được điều động đi xây dựng các trường Đại học phía Nam như Trường Đại học Huế, Đà nẵng, Bách Khoa Hồ Chí Minh, Kỹ thuật Thủ Đức, Cần Thơ.
1980 Thầy Trần Minh Hoàng và Bùi Long Biên là những cán bộ giảng dạy đầu tiên của Khoa bảo vệ thành công luận án Phó Tiến Sỹ (nay là Tiến Sỹ) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
1991 Thầy Từ Văn Mặc là cán bộ đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ (nay là Tiến Sỹ Khoa học) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
1977
Bộ môn Xenluloza & Giấy của Khoa Kỹ thuật thực phẩm (Trường Đại học Công nghiệp nhẹ) nhập vào Bộ môn Công nghiệp Hóa học của Viện.
Viện cũng mở thêm các ngành lần đầu có tại Việt Nam như: Công nghệ In và gia công ấn phẩm, Công nghệ khai thác muối biển.
1984 Thành lập Khoa Hóa-Thực phẩm trên cơ sở Khoa Hóa và Khoa Công nghiệp Thực phẩm gồm có 6 Bộ môn lớn: Bộ môn Hóa cơ bản (Hóa lý, Phân tích, Vô cơ-Đại cương); Bộ môn Quá trình-Thiết bị Công nghệ Hóa học (Hóa công, Công nghiệp Hóa học, Máy hóa chất, Máy thực phẩm), Bộ môn Kỹ thuật các chất Vô cơ (Xây dựng công nghiệp, Kỹ thuật các chất Vô cơ, Điện hóa, Kỹ thuật Silicat), Bộ môn Kỹ thuật các chất Hữu cơ (Tổng hợp Hữu cơ, Hữu cơ cơ bản, Cao phân tử, Nhiên liệu), Bộ môn Hóa sinh-Vi sinh, Bộ môn Công nghệ Thực phẩm.
Năm 1987, Bộ môn Cao phân tử tách ra thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme-Compozit.
1987 Bộ môn Cao phân tử tách ra thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme-Compozit.
1995
Cơ cấu lại Khoa thành Khoa công nghệ Hóa học-Thực phẩm-Sinh học gồm 15 Bộ môn: Hóa lý, Hóa Phân tích, Hóa Hữu cơ, Hóa Vô cơ-Đại cương, Công nghệ Vô cơ, Công nghệ Vật liệu Silicat, Công nghệ Điện hóa và Bảo vệ kim loại, Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa-Thực phẩm, Công nghệ Hóa học, Máy hóa và Máy thực phẩm, Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Công nghệ Lương thực Thực phẩm, Công nghệ Thực phẩm nhiệt đới.
Khoa tách ra thành lập 2 Trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại và Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường (sau là Viện Khoa học và công nghệ Môi trường)
1999 Ba Bộ môn Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Công nghệ Lương thực Thực phẩm, Công nghệ Thực phẩm nhiệt đới tách khỏi Khoa và cùng Trung tâm Công nghệ Sinh học thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm.
7/1999 thành lập Khoa Công nghệ Hóa học với 12 Bộ môn: Hóa lý, Hóa Phân tích, Hóa Hữu cơ, Hóa Vô cơ-Đại cương, Công nghệ Vô cơ và In, Công nghệ Vật liệu Silicat, Công nghệ Điện hóa và Bảo vệ kim loại, Công nghệ Hữu cơ-Hóa dầu, Công nghệ Hóa học, Xây dựng Công nghiệp, Quá trình-Thiết bị Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Máy và Thiết bị Hóa chất dầu khí.
2003 Khoa giải thể Bộ môn Công nghệ Hóa học thành lập Bộ môn Công nghệ In và năm 2006, tách nhóm Xenluloza & Giấy và nhóm Hóa dược-Hóa chất bảo vệ thực vật từ Bộ môn Công nghệ Hữu cơ-Hóa dầu để thành lập các Bộ môn độc lập.
  Thành lập CN Lọc Hóa dầu & Vật liệu xúc tác hấp phụ
2010 Viện Kỹ thuật Hóa học được thành lập theo quyết định số 2517/QĐ-ĐHBK-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 trên cơ sở Khoa Công nghệ Hoá học

Thư ngỏ

logo60 x30

Kính gửi Quý Cựu Sinh viên, Học viên đã từng học tập tại Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội !

Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn tự hào là chiếc nôi sinh ra những thế hệ sinh viên xuất sắc, thành công và tự tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trải qua gần 60 năm thành lập, từ Khoa Hóa-Thực phẩm ban đầu với 184 sinh viên, đến nay, Viện Kỹ thuật Hóa học đang đào tạo gần 2000 sinh viên Đại học và 400 học viên trên Đại học.  

Các lớp sinh viên, học viên trưởng thành từ Viện Kỹ thuật Hóa học bằng nhiều cách khác nhau, đã và đang nhiệt huyết cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước góp phần tô thắm truyền thống mái Trường Đại học Bách Khoa thân yêu. Nhằm tập hợp, khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cựu sinh viên, học viên, trang thông tin Cựu sinh viên Viện Kỹ thuật Hóa học (CHEMENG.HUST Alumni) được mở ra với mục đích qui tụ lớp lớp các thế hệ sinh viên, học viên đã từng học tập, công tác tại Viện KTHH. Với những bài học thành công, các gương mặt điển hình của các thế hệ đi trước sẽ là những tấm gương sáng cho các thế hệ sinh viên noi theo.

Viện Kỹ thuật Hóa học rất mong nhận được các đóng góp, bài viết, hình ảnh tư liệu của tất cả các độc giả, cán bộ giảng viên và cựu sinh viên để trang thông tin này ngày một hoàn thiện hơn.

Trân trọng,

TM Ban liên lạc ChemEng.HUST Alumni

 

Thống kê truy cập

00440090
Truy cập Hôm nay
Truy cập Hôm qua
Truy cập Tuần này
Truy cập Tuần trước
Truy cập Tháng này
Truy cập Tháng trước
All days
8
150
601
411744
2899
2547
440090

Hôm nay, ngày 23 tháng 09 năm 2023